Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Dấu hiệu cấp báo ung thư phổi bạn không thể bỏ qua

Khi phổi bị viêm nhiễm cấp tính sẽ có những biểu hiện mà bạn dễ nhận ra. Tuy nhiên, một căn bệnh đáng sợ hơn mà phổi có thể mắc là ung thư phổi thì lại không có những dấu hiệu rõ ràng.
Nếu bạn lo lắng về sức khỏe đường hô hấp của mình, hãy lắng nghe những triệu chứng dưới đây.
Lưu ý rằng những dấu hiệu này có thể hoặc không có thể là biểu hiện của bệnh ung thư phổi, nhưng nếu bạn nhận ra chúng và có biện pháp can thiệp kịp thời thì bạn có thể cứu mình ra khỏi nguy cơ ung thư phổi đáng sợ.
Những biểu hiện của bệnh ung thư phổi:
- Ho dai dẳng và liên tục
- Đau ở lưng, ngực và vai. Tuy nhiên, mỗi người lại có cảm nhận cơn đau khác nhau, nhất là trong những lúc ho
- Thay đổi về lượng và màu sắc của đờm
- Khó thở
- Giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn
- Nói khó khăn qua từng hơi thở
- Ho ra máu
- Mất cảm giác ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi
- Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt
- Dễ bị chảy máu
Những bí quyết hướng dẫn bạn phòng ngừa bệnh ung thư phổi:
- Chú ý đến trọng lượng cơ thể
- Tập luyện 30 phút để cơ thể ra mồ hôi
- Uống trà và cà phê ở mức vừa phải
- Tăng cường ăn các loại rau quả tươi
- Tránh xa cám dỗ của chất béo
- Ăn nhiều cá, thịt gà: Ít sử dụng thịt lợn, thịt bò, thịt dê
- Bỏ rượu, thuốc lá và thói quen ăn trầu
- Ăn ít muối
- Luôn giữ cho tâm hồn thanh thản, giảm bớt stress.


Quất - Cây thuốc trị ho

Quả quất chín thường dùng thay chanh, lá quất được dùng khi không có lá chanh. Chúng đều có tác dụng chữa bệnh hô hấp và tiêu hóa.
Quất - Cây thuốc trị hoQuất hấp đường phèn là vị thuốc trị ho trong những ngày trời lạnh rất hiệu quả.
Một số cách dùng quả quất làm thuốc:
Chữa ho: quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm khoảng 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
Chữa ho gà : quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Tất cả sắc lấy nước uống ngày 1 lần.
Ho do phế nhiệt: dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
An thần, giảm ho: quất 2 quả (bỏ vỏ và hạt), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quất. Tất cả nấu chè ăn.
Nghẹn hoặc thỉnh thoảng bị nghẹn: vỏ quất 20g sấy khô tán bột, sắc lấy nước uống.
Nôn: vỏ quất sao 9g, gừng tươi nướng 3 lát. Săc uống.
Cảm mạo: lá quất 30g rửa sạch cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa với ít đường cho dễ uống, uống nóng.
Trị trong ngực khí tắc, ngắn hơi: quất bì 600g, chỉ thực 120g, sinh khương 300g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ nửa lít nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống ấm.
Trị nôn, chân tay lạnh buốt: quất bì 160g, sinh khương 300g. Các vị rửa sạch cho vào nồi, đổ 700ml nước sắc lấy 300ml, chia uống ấm trong ngày.
Trị mỗi khi ăn bị ợ hơi: quất bì 40g ngâm nước bỏ cùi trắng, sấy khô, nghiền nhỏ, cho vào nồi, đổ 1 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm.
Trị áp-xe vú sau đẻ: quất bì 40g, cam thảo 4g, sắc uống.
Chữa viêm tuyến vú cấp: quất bì 40g, cam thảo 8g. Sắc uống chia 2 lần trong ngày.


Mẹ bị trầm cảm khi mang thai, con dễ mắc bệnh hen

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, trẻ có mẹ bị trầm cảm hoặc phải dùng các thuốc điều trị trầm cảm thế hệ cũ trong thời gian mang thai có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen.

Ảnh minh họa
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 733.000 trẻ em Đan Mạch được sinh trong khoảng từ năm 1996 đến 2007. Có hơn 21.000 trẻ có mẹ bị trầm cảm hoặc phải dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ được sinh bởi những bà mẹ bị trầm cảm dễ bị bệnh hen hơn 25%. Trong số gần 9.000 trẻ có mẹ phải dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai thì những trẻ có mẹ dùng các thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ (thuốc chống trầm cảm ba vòng) tăng 26% nguy cơ bị bệnh hen. 
Tuy nhiên, hơn 80% số phụ nữ phải dùng thuốc chống trầm cảm trong nghiên cứu này được dùng các loại thuốc mới, như các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), và các thuốc này không liên quan với tăng nguy cơ bệnh hen ở trẻ.
Mặc dù nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh hen song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pediatrics ngày 9/3.


Viêm đường hô hấp: Dấu hiệu trở nặng của trẻ

Suốt những ngày vừa qua, trời nồm khiến cho hệ miễn dịch non nớt của trẻ bị tấn công, nhiều trẻ phải đến viện khám vì mắc các bệnh viêm đường hô hấp.

Trời nồm: Khắc tinh của bệnh viêm đường hô hấp
Hơn một tuần nay, chị Lan Hương ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) phải nghỉ ở nhà trông con. Chồng đi công tác xa, mình chị với bà ngoại đánh vật với hai đứa trẻ. Cậu con trai lớn 4 tuổi vừa bị ho, sổ mũi suốt hai tuần. Thằng anh vừa dứt thì con em 11 tháng tuổi lại bắt đầu sốt kèm theo những cơn ho.
“Cả ngày chỉ quanh ra quanh vào, ăn, uống thuốc, thay quần áo do nôn trớ, quấy khóc cũng hết ngày. Ức chế nhất là khi chúng không khỏe, đứa nào đứa nấy quấy như giòi. Cứ nhèo nhẹo bám mẹ, thằng anh đòi mẹ bế, con em cũng chẳng thua. Mình đã mệt, giờ thêm 2 đứa ốm, chắc chúng khỏi thì mình cũng ốm nốt” – chị Hương phàn nàn.

Theo chị Hương kể, thời điểm này, trẻ nhập viện do viêm đường hô hấp khá đông, con nhà chị cũng chưa phải là nặng nhất nên được bác sĩ cho về điều trị ngoại trú. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai, lượng trẻ đến khám do viêm đường hô hấp cũng tăng vọt trong những ngày gần đây, chiếm 2/3 trong tổng số trẻ đến khám. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại BV Nhi Trung ương và khoa Nhi, BV Xanh Pôn. 

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh, phó trưởng khoa Hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh viêm đường hô hấp là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virus, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đáng ngại là, đây là loại bệnh dễ tái đi tái lại nên gây ra hậu quả xấu nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Các dấu hiệu bệnh trở nặng
Theo TS Hanh, viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại, tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Viêm đường hô hấp trên gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường là nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hoặc khàn tiếng. Trẻ thường sốt cao và thành cơn, nhiệt độ từ 390C trở lên. Tiếp đến trẻ sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Dịch mũi về bản chất là một dịch viêm bảo vệ nhưng nó lại là thủ phạm lan truyền mầm bệnh vì dịch mũi rất nhiều mầm bệnh. Nó chính là thủ phạm lây bệnh từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ đường hô hấp trên sang đường hô hấp dưới.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết thêm, một biểu hiện khá phổ biến khác mà trẻ mắc đường hô hấp trên thường gặp là ho – đây là đặc điểm hầu như có mặt trong mọi bệnh viêm đường hô hấp trên.

“Trẻ viêm mũi cũng ho, viêm họng cũng ho mà viêm thanh quản cũng ho. Nguyên nhân là do thành họng của trẻ nhạy cảm khi tình trạng tiết dịch nhiều. Ho là biểu hiện đầu tiên cũng là biểu hiện cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Bình thường, ho là có lợi nhưng nếu không kiểm soát tốt, ho lại khiến trẻ khó chịu dễ nôn trớ…” – PGS Dũng nói.

PGS Dũng cũng nhấn mạnh, thông thường đối với cảm lạnh hoặc viêm họng cấp, triệu chứng sẽ lui dần và khỏi bệnh trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém bị bội nhiễm viêm đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây suy thở, sốt cao, co giật hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong.

Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn thuốc cho con theo kinh nghiệm bản thân hoặc nghe bạn bè, người bán thuốc mách. Thường xuyên súc họng, xịt rửa mũi cho trẻ bằng nước muối 0,9%.

“Các bậc phụ huynh lưu ý nên duy trì chế độ ăn cho trẻ như bình thường, tránh kiêng cữ quá mức. Cần tăng cường cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, nước hoa quả, thức ăn mềm dễ nuốt” – PGS Dũng nói.

Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục (thân nhiệt lên tới 390C không hạ sau khi đã uống thuốc hạ sốt, nới bớt quần áo, chườm nước ấm); trẻ có biểu hiện co giật, lừ đừ, thở nhanh, thở co lõm lồng ngực hoặc tím tái thì phụ huynh cần phải khẩn trương đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn kịp thời.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào thời khắc chuyển mùa, cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Đặc biệt giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ bằng cách rửa mũi, xúc họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
Khi ngủ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ, không cho trẻ ăn đồ quá lạnh. Nước uống cũng nên pha ấm cho con. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chủ động tăng sức đề kháng kết hợp với chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý, khoa học sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.


Ho ở trẻ em, cách điều trị nào hiệu quả?

Nhiều loại ho
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ các phản xạ ho này, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
Có nhiều kiểu ho khác nhau. Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.
Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virút hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.
Ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.
Uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể
Uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể
Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…
Ho kèm theo sốt, trường hợp này nếu trẻ bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì thường là do cảm lạnh, nhưng nếu trẻ ho và kèm theo sốt 39 - 400 hay cao hơn thường là bé bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản phổi.
Điều trị ho không dùng thuốc
Cách điều trị này thường áp dụng cho trẻ cho trẻ bị ho do bị cảm lạnh thông thường, nhất là vào thời gian chuyển mùa, thời tiết từ nóng sang lạnh, lúc mưa nhiều, thời tiết lạnh… Thường trẻ em rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi từ đó gây ho. 
Trường hợp này phụ huynh không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách như: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn đặc biệt nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
Nên mátxa gan bàn chân cho bé. Dùng một vài giọt dầu như: dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay, xoa đều rồi mátxa lòng bàn chân cho bé, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.
Vỗ rung long đờm cho bé, trường hợp bé ho có đờm, bằng cách vỗ rung, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. S
au động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm, cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…
Điều trị ho dùng thuốc
Cách điều trị này nhất thiết phải có sự chỉ định của thầy thuốc. Vì ho có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có bệnh ho gây tăng tiết đờm thì cần dùng thuốc ho long đàm, để tống đờm dãi ra ngoài, nếu cho trẻ dùng thuốc cắt phản xạ ho, sẽ gây tắc ứ động đờm giải rất nguy hiểm. 
Thuốc dùng thường theo lứa tuổi, hay trọng lượng cơ thể, nên nhất thiết phải dùng đúng liều lượng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, không được dùng thuốc kháng histamin chứa promethazin, tên biệt dược trên thị trường là sirô Phénergan cho trẻ dưới 2 tuổi, vì đối với trẻ quá nhỏ thuốc có thể gây kích động và co giật.
Với thuốc viên trị ho trong thành phần chứa codein với tên biệt dược là Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein… chỉ dành cho người lớn, tuyệt đối không được dùng cho trẻ em vì có thể ngộ độc codein gây hôn mê và ngừng thở. 
Với kháng sinh, trẻ quá nhỏ tuổi không được dùng như: tetracyclin, cloramphemicol, nhóm quinolon. Trẻ em dưới 7 tuổi không được dùng thuốc tetracyclin vì kháng sinh này làm răng bị nhuộm màu vàng xám không hồi phục. 
Với trẻ em còn phụ thuộc chiều cao cũng được tránh: thuốc có thành phần fluoroquinolon: ofloxacin, norfloxacin, perfloxacin… vì kháng sinh có thể gây loạn dưỡng sụn.
Điều trị ho theo y học cổ truyền
Bên cạnh việc điều bởi bác sĩ chuyên khoa, ông cha ta có những bài thuốc dân gian có thể trị ho cho trẻ rất công hiệu mà không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé.
Điều trị ho cho bé bằng uống mật ong trước giờ đi ngủ:
Các bác sĩ của BV Nhi bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã rút ra kết luận, sau khi thử nghiệm trên 105 bé cho uống mật ngọt, ở những bé được uống 1 muỗng mật ong nguyên chất trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể, bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn. Chỉ sử dụng cách này với bé trên 1 tuổi.
Ho ở trẻ em, cách điều trị nào hiệu quả?
Quất hồng bì ngâm đường phèn:
Cách này áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. 
Ngoài ra, vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày cho trẻ dùng một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ em, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.
Cam nướng chữa ho cho trẻ em:
Quả cam tươi, màu vàng, rửa sạch ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.
Lá hẹ hấp đường phèn:
Ngoài tác dụngchữa ho cho trẻ em, hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi, hẹ rất lành tính và cách làm rất đơn giản, chọn từ 5 - 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2 - 3 thìa cà phê- sẽ dịu ngay cơn ho.
Nước tỏi ngâm mật ong:
Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn với lượng 2 thìa cà phê mật ong, hấp cách thủy và cho bé uống 1 - 2 lần/ngày. Phương pháp này cần lưu ý là không hấp chín tỏi, chỉ cần nếm thử có mùi hắc của tỏi là được, trước khi dùng nên cho bé uống nước lọc.
Chữa ho bằng cải cúc:
Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3 - 5 ngày.


Cách phòng ngừa hen phế quản

PGS.TS NGUYỄN VIẾT NHUNG, GĐBV PHỔI TRUNG ƯƠNG CHO BIẾT MỘT THỰC TẾ HẾT SỨC ĐÁNG LO NGẠI LÀ BỆNH NHÂN HEN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) ĐANG NGÀY MỘT GIA TĂNG.

Thực tế, có rất nhiều người tử vong do hen. Tuy nhiên, theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen" do Bộ Y tế ban hành, hen hoàn toàn có thể được kiểm soát.
Cũng theo GS Nhung, đa số người tử vong do hen vì họ thiếu hiểu biết về bệnh, không được điều trị dự phòng và khi cơn hen lên đã không được cấp cứu theo đúng phác đồ.
Kết quả nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam, tỷ lệ mắc hen phế quản là 3,9% dân số, tức là cả nước có gần 4 triệu người mắc bệnh hen​, trong đó mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người chết mỗi năm.
Chi phí trực tiếp cho điều trị người bệnh tại bệnh viện lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể những chi phí gián tiếp do nghỉ làm, nghỉ học, giảm năng suất lao động. Đồng thời, số người kiểm soát tốt bệnh hen chỉ chiếm 5% đến 10%.
Các nghiên cứu cho thấy đa số người mắc bệnh hen có thể sống bình thường hoặc gần bình thường; các chi phí cho bệnh hen có thể giảm một nửa, có thể ngăn ngừa từ 70 - 80% các trường hợp tử vong do hen nếu người bệnh được phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng đúng hướng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh hen ngày một gia tăng như ô nhiễm môi trường, chất thải công nghiệp, nhiễm trùng (do virus), nấm mốc, sử dụng thuốc và hóa chất tùy tiện, nhịp sống căng thẳng nhiều stress... 
Điều này cũng lý giải tại sao tỷ lệ người mắc bệnh hen ở Hà Nội cao hơn trung bình dân số cả nước.
Bên cạnh đó, đa số người mắc bệnh và cộng đồng còn coi thường và không quan tâm đúng mức đến việc chủ động kiểm soát hên một cách khoa học.
Ảnh minh họa
Triệu chứng

Bệnh hen phế quản, còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…
Bệnh có thể có yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, mưa phùn gió bấc ẩm ướt là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.
Triệu chứng chủ yếu của hen Phế quản:Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần,hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. 
Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. 
Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu chứng vừa là tất cả phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa hen phế quản thực chất là chữa cơn khó thở. Hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.

Cách phòng bệnh hen phế quản


- Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà. Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.
- Kiên trì rèn luyện là tập thở: Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20 - 30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là "thiền", là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, các bệnh không lây nhiễm hiện nay là gánh nặng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Hầu hết các bệnh không lây nhiễm không thể chữa khỏi, khi đã mắc thì sẽ phải điều trị suốt đời. 
Tuy nhiên, những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực.


Lao - Căn bệnh giết chết phụ nữ nhiều nhất đang diễn biến phức tạp

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 190.000 người mắc lao lưu hành, trong đó 23% bệnh nhân mắc kháng đa thuốc trong điều trị. Đặc biệt có đến 17.000 người tử vong do bệnh lao.
Đây là thông tin được TS Nguyễn Đức Chính (Chương trình Chống lao quốc gia) thông báo tại Hội nghị đánh giá kết quả một năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao và phương hướng hoạt động năm 2015 do Bộ Y tế tổ chức vào chiều 9/3 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2013 trên toàn cầu có khoảng 9 triệu người hiện mắc lao; 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người tử vong do lao. Khoảng 510.000 phụ nữ chết do lao.

WHO cũng cảnh báo, số tử vong này làm cho lao là một trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Trong khi đó tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2013, trên toàn cầu ước tình tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,5% trong số bệnh nhân mới và là 20,5% trong số bệnh nhân điều trị lại.

Đối với Việt Nam theo TS Nguyễn Đức Chính (Chương trình Chống lao quốc gia) cho rằng, chúng ta vẫn có gánh nặng bệnh lao cao - đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Đồng thời đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia cho biết công cuộc phòng chống bệnh lao trong năm 2014 gặp không ít khó khăn: Trước hết do dịch tễ lao ở nước ta vẫn còn ở mức cao; kinh phí chương trình mục tiêu bị cắt giảm; phát hiện chưa hết trong nhóm đối tượng nghi ngờ.

Đặc biệt theo PGS Nhung thì việc quản lý bệnh nhân lao kháng thuốc tại cộng đồng còn nhiều khó khăn. Việc điều trị lao kháng thuốc ngoài Chương trình chống lao cho kết quả điều trị thấp, tỷ lệ bỏ trị cao là nguyên nhân làm gia tăng và khuếch đại tình hình bệnh lao kháng thuốc…

Theo đó, mục tiêu của Chương trình Chống lao quốc gia đặt ra từ năm 2015 đến 2020, Việt Nam giảm 30% số người mắc lao (giảm 6% mỗi năm), giảm 40% số người chết do lao trong năm năm (giảm 8%/ năm).


Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính




Từ lâu, lá hen đã là vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian ở Việt Nam và Ấn Độ, giúp trị ho, khạc đờm, hen suyễn...Ngày nay, các nghiên cứu đã chứng minh những tác dụng sinh học rất quý của loài cây này, mở ra hướng ứng dụng mới, đặc biệt là trong điều trị các bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD…
Những nghiên cứu khoa học
Cây lá Hen [Calotropis gigantea (Willd.) Dryand ex Ait. f.] còn có tên khác như "Nam tì bà", "Bàng biển", "Bồng bồng", "Cốc may”. Cây mọc hoang và được trồng khắp các tỉnh trung du, đồng bằng nước ta để làm hàng rào kết hợp làm thuốc.
Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính
Lá hen - Vị thuốc lâu đời ở Việt Nam và Ấn Độ
Theo đông y, lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho. Thường dùng lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ…có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Lá tươi giã đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn. Hoa, vỏ rễ tán bột uống chữa cảm lạnh, ho, hen suyễn, khó tiêu, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp…
Những nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol …có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...
Tác dụng chống viêm
Năm 2011, các nhà khoa học Ấn Độ công bố nghiên cứu: “Tác dụng ức chế của dịch chiết rễ cây lá hen lên viêm đường thở gây bởi Ovalbumin và viêm gây ra bởi Acid Arachidonic ở mô hình chuột với bệnh hen suyễn.” trên tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science. Tác dụng chống viêm của lá hen đã được so sánh với tác dụng của liều tiêm phúc mạc dexamethasone 1mg/kg, Indomethacin 10mg/kg và montelukast 10mg/kg.
Kết quả cho thấy, lá hen hạn chế đáng kể đặc tính viêm mạn tính đường hô hấp, có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm như bạch cầu lympho, bạch cầu ái toan, và bạch cầu trung tính. Nghiên cứu cũng chỉ ra thành phần hoạt chất quan trọng trong lá hen là α-và β-amyrin, giúp làm giảm tổng hợp Leukotriene bằng cách ức chế men lipoxygenase (Leukotriene là các chất trung gian tham gia vào phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản). Việc làm giảm Leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Đồng thời, cơ chế chống viêm của lá Hen được xác định tương tự như Dexamethasone - một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh.
Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính
α,β-amyrin là hoạt chất trong lá hen có tác dụng làm giãn phế quản
Tác dụng chống oxy hóa
Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương trực tiếp phổi mà còn kích hoạt cơ chế gây viêm và đóng vai trò trong nhiều quá trình bệnh sinh phức tạp của các bệnh hen suyễn, COPD, viêm phế quản mạn tính…
Các nghiên cứu của Singh và cộng sự, 2010; Amit và cộng sự, 2010; Jayakumar và cộng sự, 2010… đã chứng minh lá Hen có tác dụng chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do. Qua đó, lá Hen giúp ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.
Lá Hen – “Khắc tinh” của các bệnh hô hấp mạn tính
Chính nhờ những tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giãn phế quản, lá Hen được coi là dược liệu “khắc tinh số 1” của các bệnh hô hấp có tình trạng viêm mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Hướng ứng dụng mới

Với những tác dụng sinh học đặc biệt quý đã được chứng minh, không dừng lại ở việc sử dụng theo kinh nghiệm, lá Hen đã được các nhà khoa học chiết xuất thành dạng cao dược liệu phối hợp với các thành phần khác bào chế thành các sản phẩm dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp mạn tính. Sản phẩm dưới dạng viên uống tiện sử dụng, tăng khả năng hấp thu, tăng tác dụng hiệp đồng của các thành phần giúp cho người bị Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD giảm viêm, giãn phế quản, giảm tình trạng stress oxy hóa qua đó giảm được các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và đặc biệt là giảm các đợt cấp và biến chứng của các bệnh nguy hiểm này.