Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Giật mình "mối nguy hiểm" ở ngay trên giường ngủ nhà bạn

Bệnh hen suyễn, dị ứng, nghẹt mũi… được cho là xuất phát từ chiếc giường ngủ nơi chúng ta thường dành 1/3 thời gian của đời người ở trên đó.


nguy hại từ chiếc giường ngủ
Chiếc giường mà chúng ta thường nằm ngủẩn chứa những căn bệnh không ngờ
Chiếc giường mà chúng ta thường nằm thư giãn và ngủ sau một ngày làm việc vất vả lại ẩn chứa những căn bệnh không ngờ. Trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra khoảng 1,5gram tế bào chết.
Báo động là chúng trực tiếp thẩm thấu vào chăn ga gối và tạo thành môi trường lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật phát triển, từ đó gây hại cho cơ thể.
Gối
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Manchester (Anh) đã phát hiện có hơn 16 loại nấm trong những gối chúng ta dùng hằng ngày.
Loại nấm ký sinh trên gối phổ biến được tìm thấy là aspergillus fumigatus, chúng thường xâm nhập vào phổi và xoang gây nên các bệnh về đường hô hấp.Không những thế, gối có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy, da bị mẩn đỏ, mụn nước…
Đệm và ga giường
Ẩn bên dưới những tấm đệm cũ, ẩm, mốc là hàng triệu sinh vật nhỏ bé có thể gây bệnh. Điển hình nhất là Ve bụi. Chúng ta không dễ nhìn thấy vì chúng có kích thước rất nhỏ.
Chúng có thể mang đến bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp, viêm khí quản đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già.
Chăn
Chăn cũng được cho là môi trường để nấm mốc và con mạt bụi phát triển. Quanh giường có thể chứa tới 100.000 - 10 triệu con mạt bụi với kích thước siêu bé nhỏ. Đây là loài sinh vật tồn tại bằng cách ăn da chết của con người.
Ngoài ra, những sợi bông vải của chăn cũng có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của chúng ta, gây ra viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Chiếu
Người Việt vẫn duy trì thói quen nằm chiếu, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chiếu cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn trong những khe, kẽ trên chiếu.
Vì thế, để tránh những mối nguy hiểm cho sức khoẻ của cả gia đình từ chính nơi tưởng sạch sẽ nhất, chúng ta nên chú trọng việc vệ sinh chăn, ga, gối, đệm thường xuyên và đúng cách.
Giặt vỏ gối, vỏ chăn, ga giường 1 lần/tuần.
Làm khô đệm sạch sẽ thường xuyên bằng máy hút bụi, phơi ngoài nắng, tốt nhất 1 lần/tháng.
Thay ruột gối 1 lần/năm, đệm là 10 năm/lần.
Giặt chiếu thường xuyên.
Hút bụi trong phòng ngủ thường xuyên, mở cửa sổ cho thoáng khí.


Hen phế quản - “Cái chết bất ngờ” nếu không được chữa trị tận gốc

Có rất nhiều trường hợp hen phế quản phải nhập viện điều trị trong tình trạng gần như ngừng thở, cảm giác được mô tả như người chết đuối trên cạn.

Ngưng thở khi chờ khám
Một bệnh nhân nam 53 tuổi bị hen phế quản từ năm 25 tuổi nhưng trong suốt thời gian dài, bệnh nhân này chỉ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc xịt mỗi lần lên cơn hen. Cách đây vài ngày, khi khó thở, xịt thuốc không đỡ, ông phải vào viện cấp cứu trong tình trạng gần như ngừng thở.
Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân này cho biết, thời gian gần đây, các triệu chứng khó thở, ho khạc ra đờm đặc diễn ra thường xuyên với mức độ trầm trọng hơn. Và trong lúc đang chờ bác sĩ xem kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, khó thở dữ dội, thở rít, co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, nói câu ngắn, sau đó thở yếu, tím toàn thân và ngừng thở.
May mà thời điểm đó có kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu kịp thời mới cứu được người bệnh. Nếu bệnh nhân đó không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn tử vong và nếu chậm khoảng 3 phút thôi, dù tim có thể đập trở lại nhưng tế bào não thiếu oxy không thể hồi phục, có qua khỏi thì cũng chỉ sống thực vật.
Bệnh nhân 63 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội đã từng 3 lần phải đi cấp cứu vì lên cơn hen kịch phát, nhưng khi bác sĩ khám, kê thuốc, điều trị được một thời gian thấy bệnh ổn ổn không có triệu chứng khò khè lại dừng thuốc. “Tuổi già rồi, cứ khi nào có biểu hiện hen thì mới nhớ ra để dùng thuốc xịt cắt cơn nên bệnh ngày một nặng lên” - bác chia sẻ.
Chính cách điều trị sai lầm khi chỉ dùng thuốc cắt cơn hen mà không điều trị tận gốc bệnh, ngăn ngừa cơn hen tái phát thường khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, tần xuất lên cơn hen tăng và mức độ nghiêm trọng của cơn hen cấp tăng lên, dễ dẫn tới tử vong.
Điều trị tận gốc hen phế quản như thế nào?
Đông y có nhiều bài thuốc và phương pháp từng được sử dụng rất thành công trong điều trị hen phế quản. Sở dĩ có được hiệu quả này là bởi Đông y tập chung vào căn nguyên sinh bệnh, tạo sự cân bằng khí hóa trong cơ thể, bồi bổ nguyên khí, nâng cao sức đề kháng, cơn hen sẽ nhẹ dần, tiến tới không tái phát. Các công trình nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã phải thừa nhận những kết quả mà Đông y đạt được.
Kết hợp chặt chẽ lý luận của Đông y và những thành quả của y học hiện đại, chế phẩm thuốc hen thảo dược đã ra đời, đem lại niềm tin mới cho cộng đồng bệnh nhân hen phế quản.
Thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương 1.500 tuổi “Tiểu thanh long thang” gia giảm, dạng cao lỏng, hàm lượng dược liệu cao, có tác dụng ngăn ngừa cơn hen tái phát, nhờ cơ chế tác động TẬN GỐC nguyên nhân gây bệnh theo nguyên lý của Đông y nên hiệu quả cao trong điều trị, lại an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc.
Sau thời gian điều trị bằng thuốc hen thảo dược 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 - 3g sáng.
Khi điều trị đủ đợt (8 - 10 tuần), bệnh nhân không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác.
Thuốc hen thảo dược hiện được rất nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin dùng trong điều trị tận gốc hen phế quản, ngăn ngừa bệnh hen tái phát. 
Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi người bệnh đang hết sức hoang mang, lo lắng về chất lượng nguồn dược liệu không đảm bảo, về các tác dụng phụ không mong muốn của các thuốc giãn phế quản hay quảng cáo của các loại thực phẩm chức năng gây ngộ nhận thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh.


Ung thư phổi, bệnh nguy hiểm khó phát hiện sớm

Cứ 100.000 dân Hà Nội thì 40 người được chẩn đoán bị ung thư phổi, tại TPHCM tỷ lệ này là 30. Hơn 20.000 người ung thư phổi mỗi năm ở Việt Nam, 17.000 ca tử vong.

Ung thư phổi và gan được đánh giá là 2 trong 10 loại ung thư phổ biến nhất khu vực Đông Nam Á cũng như tại Việt Nam. Ở nước ta tình hình bệnh ung thư phổi khá nặng nề, số bệnh nhân ngày càng tăng. Tại Hà Nội, ước tính trong 100.000 người dân thì có 40 người được chẩn đoán bị ung thư phổi, trong khi đó tại TPHCM con số này là 30 người.

Bệnh ung thư có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Ví dụ người ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%.Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%.
ungthuphoi1-8285-1443060642.gif
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Ảnh: Redorbit.
Phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để. Chỉ 10-20% số ca bệnh được phát hiện khi còn có khả năng cắt bỏ khối u.
Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư phổi thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu, khiến cho việc chẩn đoán hết sức khó khăn. Ho là triệu chứng thường gặp nhất (70-90% số ca bệnh). Tuy nhiên ho cũng xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nên bệnh nhân và thậm chí cả thầy thuốc cũng ít nghĩ tới ung thư phổi khi có triệu chứng này. Ung thư phổi giai đoạn sớm cũng có thể gây ho ra máu, đau ngực, khó thở, đau khớp xương, khàn tiếng, sụt cân... nhưng các biểu hiện này ít xuất hiện.
Theo GS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, BV Bạch Mai (Hà Nội), ung thư phổi là bệnh lý ác tính, đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tiên lượng vẫn còn dè dặt. Bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng.
Dấu hiệu bệnh gợi ý: Thường là nam giới trên 40 tuổi, nghiện thuốc lá, thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả. Giai đoạn tiến triển, triệu chứng đa dạng tùy theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí; khó thở khi khối u to, chèn áp, bít tắc đường thở; khó nuốt, nuốt đau; hồi hộp, tim đập nhanh...
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Ước tính 90% trường hợp ung thư phổi là người nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 13 lần. Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá (hút thuốc bị động) cũng làm tăng nguy cơ.
Để phòng bệnh, không nên hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc lành mạnh, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực... Bệnh khó sàng lọc, phát hiện sớm. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc lá, thuốc lào) có thể làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC...) và chụp X-quang phổi hàng năm.


Hít thở sao cho đúng?

Nhịp thở hoạt động vừa tự phát vừa tự ý
Ta không thể trực tiếp điều chỉnh cho tim đập nhanh hay chậm; dạ dày co bóp hay không, mạch máu thắt hay nở; tất cả những biến động đấy do thần kinh chỉ đạo, nhưng đều thoát khỏi ý muốn chúng ta. Trong tất cả các hoạt động nội tạng, chỉ có thở là vừa tự phát vừa có thể tự ý. Không để ý thì vận động tự phát, tùy theo các kích động thần kinh mà diễn ra nhanh hay chậm, với nhịp thở đều đặn hay rối loạn. Nhưng nếu ta chú ý điều khiển ta cũng có thể thở nhanh hay chậm, nông hay sâu đều hay không.
Thở đúng cách, lợi ích bất ngờTập thở bò
Lợi ích khi thở đúng cách
Khi chúng ta thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hòa trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ra ngoài qua hơi thở. Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hòa, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Tập thở phương pháp đơn giản thuận tiện
Có thể tập mọi lúc mọi nơi, tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại "thở ra, hít vào-thở ra-hít vào". Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 -30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin - một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng.
Phương pháp thở bụng
Muốn tập thở trước hết phải tập động tác cơ bản là: thóp bụng thở vào - phình bụng thở ra. Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên, lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác "phình bụng thở vào". Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thóp lại vì vậy có động tác "thóp bụng thở ra"
Bình thường cho không khí qua mũi, nhưng nếu cần lấy hơi lại rất nhanh như trong lúc bơi lội, lúc trèo cầu thang thật nhanh hoặc sau một vận động mạnh thì cho không khí qua miệng. Lúc mới tập cho không khí qua miệng lúc thở ra, qua mũi lúc thở vào. Tập quen rồi cho không khí qua mũi lúc thở vào cũng như lúc thở ra.
Cách tập thở đúng
Ngồi trên ghế tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai nghĩ rằng mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thóp bụng để thổi ra. Khi bụng thóp hết, ngừng thổi cho bụng phình trở lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, làm 4-5 như vậy rồi nghỉ.
1- Động tác thóp bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi ra vào đều qua mũi.
2- Tập thở như vậy trong các tư thế: nằm ngửa (2 chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò bốn chân, qùy gấp lưng đứng thõng tay phía trước...
3- Cho thóp bụng vào, phình ra thật nhanh.
4- Thóp bụng đến cùng, xong dùng các cơ sườn kéo lồng ngực lên nhưng không cho không khí vào phổi, bụng sẽ thóp đến mức tối đa.
5- Nhờ một người lấy nắm tay, ấn mạnh vào bụng đồng thời giữ hơi mạnh, không cho người kia ấn sâu vào bụng, như vậy là tập thở nén.
6- Co rút cơ bụng bên phải rồi bên trái, thành một động tác xoắn bụng.
Tóm lại, thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hòa. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và yoga được xem là phương pháp tốt nhất.


Cắt cơn hen suyễn bằng tinh dầu

Nếu bạn có cảm giác khó thở, thở khò khè, ho và đau thắt ngực do cơn hen suyễn tấn công, hãy áp dụng những cách dưới đây để cắt cơn một cách hiệu quả và an toàn, theo Naturalnews.


Những triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ giảm và biến mất với những loại tinh dầu dưới đây.
Những triệu chứng của bệnh hen suyễn sẽ giảm và biến mất với những loại tinh dầu dưới đây
Tinh dầu húng tây
Dầu húng tây là một loại thuốc đờm rất có lợi với tính chất kháng khuẩn và khử trùng. Nó làm tăng khả năng miễn dịch và tăng cường hệ thống hô hấp, có khả năng chữa được tất cả các triệu chứng liên quan tới bệnh hen suyễn. Chỉ cần pha trộn tinh dầu này với tinh dầu cam và massage trên ngực.
Tinh dầu kinh giới
Tinh dầu này có tác dụng chống nấm và kháng khuẩn. Bạn sẽ giảm nhanh cảm giác khó thở sau khi hít tinh dầu kinh giới. Nó cũng chữa được bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trộn tinh dầu tinh dầu kinh giới với nước và xịt mũi mỗi ngày.
Tinh dầu trầm hương
Tinh dầu này có tác dụng long đờm và chống viêm. Nó giúp loại bỏ tắc nghẽn từ đường mũi và phổi, nguyên nhân của bệnh hen suyễn. trầm hương cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Bạn chỉ cần massage tinh dầu lên ngực để giảm triệu chứng bệnh.
Tinh dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có mùi hương mạnh mẽ giúp đường hô hấp được thông thoáng. Dầu có chứa hợp chất Eucalyptol, có thể làm loãng đờm và chất nhầy giúp bạn thở dễ dàng. Thêm một vài giọt dầu vào nước nóng, sau đó hít thở hơi của chúng để mở rộng đường hô hấp và thư giãn co thắt phổi.
Tinh dầu Lavender (oải hương)
Loại tinh dầu thiết yếu này có đặc tính chống viêm và thuốc an thần có thể kiểm soát bệnh suyễn. Nó rất hiệu quả với các triệu chứng hen suyễn nhẹ. Sử dụng tinh dầu hoa oải hương như một phương thuốc chữa hen suyễn bằng cách thêm một vài giọt vào một bát nước nóng và hít hơi nước.
Tinh dầu hoa cúc
Loại tinh dầu này có tác dụng thư giãn tuyệt vời, cũng là một phương thuốc hỗ trợ giấc ngủ tốt. Cho vài giọt tinh dầu hoa cúc trong máy khuếch tán, sau nằm xuống, thư giãn và hít thật sâu.
Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu này có đặc tính chống co thắt và kháng virus, nó có thể làm giảm căng thẳng cơ bắp khi bị hen suyễn tấn công và chiến đấu chống lại virus đường hô hấp. Bạn có thể cho tinh dầu vào máy khuếch tán hoạc massage trực tiếp lên ngực.
Tinh dầu chanh
Tinh dầu chanh tăng cường hệ miễn dịch và làm sạch cơ thể của bạn, có tác dụng trong điều trị dị ứng hen suyễn. Nó chứa nhiều vitamin C giúp bạn dễ thở bằng cách giảm viêm.
Tinh dầu cây trà
Tinh dầu này giúp loại bỏ chất đờm, nhầy trong đường hô hấp. Lấy một chiếc khăn mặt sạch bằng nước ấm, vắt, thêm một vài giọt tinh dầu cây trà vào khăn ẩm. Thở bằng khăn ấm cho đến khi khăn nguội. Lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu.