Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Một số bệnh dễ nhầm với lao phổi

Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao (Mycobacteriae tuberculosis) gây ra. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp.

Tỷ lệ nhiễm trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) ở Việt Nam hiện nay rất cao. Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong các thể lao. Tuy nhiên, trong khoảng một phần ba các trường hợp, lao cũng có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể, ví dụ như lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao khớp, lao thận, lao phúc mạc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lao nhưng căn nguyên chính là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis), vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng. 
Đặc biệt, hiện nay bệnh lao thường xuyên đi kèm với HIV/AIDS. Những người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch kém vì vậy luôn là đối tượng hàng đầu của bệnh lao. Tỷ lệ tử vong vô cùng cao và nhanh chóng.
Biểu hiện lao phổi
- Ho kéo dài, ho khan hoặc khạc đờm trắng.

- Nhiều trường hợp người bệnh ho khạc đờm lẫn máu hoặc ho khạc nhiều máu.

- Sốt nhẹ về chiều gặp ở hầu như tất cả các bệnh nhân.

- Người gầy sút, cân.

- Người bệnh thường có tiền sử tiếp xúc với những người mắc lao phổi như người thân trong gia đình hoặc những người có biểu hiện ho kéo dài.

TS Nguyễn Thanh Hồi, BV Bạch Mai cho biết, hầu hết các trường hợp khám phổi không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh được chẩn đoán dựa chủ yếu vào việc khai thác các dấu hiệu ho kéo dài, khạc máu, sốt về chiều… và hình ảnh tổn thương thâm nhiễm trên phim chụp x quang phổi. Việc chẩn đoán chắc chắn mắc lao dựa vào việc tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn lao trong đờm.

Triệu chứng toàn thân Người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về chiều và tối. Triệu chứng cơ năng Ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu. Đau ngực liên tục. Khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi. 
Triệu chứng thực thể Khi bệnh nhân đến muộn, có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn thương) do các khoang liên sườn hẹp lại. Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương, nghe có nhiều ran nổ, ran ẩm… có thể có tiếng thổi hang.
Ảnh minh họaẢnh minh họa.
Lao phổi thường bị nhầm với những bệnh gì?
Theo TS Nguyễn Thanh Hồi,các triệu chứng lao phổi đôi khi rất giống với các bệnh phổi khác, do vậy, khi bệnh nhân đến khám, có thể thầy thuốc nhầm tưởng đó không phải lao, hoặc đôi khi là bệnh phổi khác nhưng lại được chẩn đoán là lao. Vậy những bệnh lý nào có thể gây chẩn đoán nhầm với lao phổi ?

Viêm phổi: nhiều bệnh nhân lao phổi bị chẩn đoán nhầm là viêm phổi. Thông thường, hướng tới chẩn đoán viêm phổi khi bệnh diễn biến đột ngột với sốt, ho khạc đờm mủ, đờm màu xanh hoặc màu vàng. Xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu trong máu tăng. 
Chụp X quang phổi thấy tổn thương là đám mờ hình tam giác mà không có hang kèm theo. Xét nghiệm đờm: không tìm thấy vi khuẩn lao. Dùng kháng sinh bệnh thuyên giảm nhanh.
Ung thư phổi: nhiều trường hợp lao phổi có hình mờ trên phim X quang giống như u phổi do đó có thể chẩn đoán nhầm là u phổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp u phổi bị hoại tử ở giữa, do vậy trên phim thấy hình giống như hang trong lao phổi. 
Thông thường hướng tới chẩn đoán u phổi khi: bệnh nhân nam, tuổi > 45 có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá. 
Trên phim X quang phổi tổn thương là hình đám mờ. Để có chẩn đoán chắc chắn, cần tiến hành nội soi phế quản, lấy dịch phế quản làm các xét nghiệm tế bào, vi khuẩn lao, hoặc tiến hành chọc kim vào đúng vị trí tổn thương để lấy bệnh phẩm chẩn đoán.
Áp xe phổi: người bệnh thường có hội chứng nhiễm trùng rõ ràng, ho khạc mủ hoặc ộc mủ. Trên phim X quang phổi là hình mức nước hơi.
Giãn phế quản: chẩn đoán phân biệt bằng cách tìm trực khuẩn kháng cồn kháng toan (phải làm nhiều lần); chụp cắt lớp lồng ngực lớp mỏng 1mm, độ phân giải cao thấy hình ảnh giãn phế quản.
Hen phế quản: trường hợp này hiếm gây chẩn đoán nhầm, những trường hợp lao nội phế quản có thắt hẹp đường thở đôi khi có thể gây tiếng thở rít làm chẩn đoán nhầm là hen.
Nhìn chung, cần tiến hành làm các xét nghiệm, thăm dò để chẩn đoán lao ở tất cả những bệnh nhân có ho kéo dài > 4 tuần.


Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân lao phổi

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị tăng cường sức đề kháng và phục hồi các tổn thương cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân lao phổi:

Ở bệnh nhân lao phổi, tình trạng thiếu dinh dưỡng gây tổn hại cho họ rất nhiều hơn những người khác. Khi thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến cơ hô hấp giảm gây ra nhiều hệ lụy như suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và bệnh chậm phục hồi. Vì vậy chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bệnh lao phổi quyết định khả năng hồi phục bệnh rất cao.

Khẩu phần ăn đa dạng tốt cho bệnh nhân lao phổi

Khi chăm sóc người bệnh lao phổi bạn cần biết nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân lao cao hơn bình thường nhằm bù bắp cho quá trình chống đỡ bện tật và tái tạo tổ chức bị thương tổn. Vì vậy cần cung cấp cho người bệnh thêm khoảng  300 Kcal mỗi ngày, tương tương một chén cơm đủ thức ăn. Khẩu phần ăn của người bệnh cần đa dạng và có đủ các nhóm thực phẩm chính như tinh bột , protein, lipid, vitamin và muối khoáng.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân lao phổi (Ảnh minh họa)Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân lao phổi (Ảnh minh họa)
Rau quả và chữa chua tốt cho bệnh nhân lao phổi
Cho bệnh nhân ăn nhiều rau quả, sữa chua là rất hữu ích khi chăm sóc người bệnh lao phổi .Phải dùng thuốc điều trị hằng ngày nên đa số các bệnh nhân lao phổi đều bị rối loạn ruột khuẩn, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn. Ăn nhiều rau, trái cây, khoai lang, rau lang có thể làm giảm triệu chứng này. Sữa chua giúp ổn định hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa, do đó sẽ giải quyết được vấn đề táo bón và tiêu chảy.
Vi chất dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân lao phổi
Vi chất dinh dưỡng là một yếu tố không thể thiếu trong khẩu phần ăn khi chăm sóc người bệnh lao phổi. Các loại Vitamin A, E, C, selen, kẽmcó khả làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống oxy hóa. Các vi chất trên có nhiều trong thuốc hoặc rau, hoa quả, giá đỗ, gan gia cầm, gia súc, thịt, cá biển.
Vitamin K tốt cho bệnh nhân lao phổi
Ở bênh nhân lao phổi, thiếu vitamin K làm tăng nguy cơ xuất huyết. Khi chăm sóc người bệnh lao phổi cần tăng cường vitamin K qua thực phẩm như, rau xanh, dầu thực vật, gan cũng có thể uống hoặc tiêm vitamin K theo chỉ định của bác sĩ.



Nguyên nhân gây ra 90% ca ung thư phổi

Thuốc lá được xem là một trong những thú tiêu khiển độc hại nhất thế giới. Chúng có khả năng gây nghiện không kém ma túy. Thế nhưng, không phải cánh mày râu nào cũng biết điều này.

Chất độc khó bỏ
BS Kazushige Noda, khoa Nội chung, BVĐK quốc tế Vinmec cho biết rất nhiều bệnh nghiêm trọng do thuốc lá gây nên. Trong đó, ung thư là bệnh được biết đến nhiều nhất trong số đó bởi mức độ nguy hiểm.
“90% các ca ung thư phổi hiện nay có căn nguyên từ thuốc lá với các biểu hiện đặc trưng là ho ra máu hoặc thở gấp. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này đôi khi chỉ có biểu hiện đơn thuần là mệt mỏi hoặc chán ăn, thậm chí không có biểu hiện cho tới khi bệnh đã tiến triển nặng. Hút thuốc lá cũng gây ra ung thư ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như ung thư miệng, thực quản, bàng quang…”, bác sĩ Noda cho biết.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - một trong những bệnh gây tàn phế và có tỷ lệ tử vong cao hàng thứ tư trên thế giới hiện nay cũng là bệnh thường gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc còn gây tắc nghẽn và thu hẹp các động mạch, gây đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Theo BS Noda, mặc dù tác hại của thuốc lá được chứng minh trên thực tế song rất khó để cai thuốc. Lý do bởi trong thuốc lá có chứa nicotine, một chất rất dễ gây nghiện. Nicotine tác động đến não nhanh chóng và có thể gây ra một cảm giác thư giãn và giảm stress tạm thời.
Đặc biệt, theo các nghiên cứu, nicotine làm người hút thuốc phê gấp 10 lần nghiện ma túy như chất heroin, cocain hay amphetamin. Chúng kích thích sinh ra dopamin, đầu độc thần kinh và gây nghiện. Nếu ngưng hút thuốc thì nồng độ chất nicotine trong máu giảm dẫn đến sụt giảm chất dopamin gây rối loạn tâm thần, mệt mỏi, bứt rứt, cảm thấy mất năng lực làm việc.
“Riêng với thuốc lào, bên cạnh việc chứa hàng trăm chất gây ung thư tương tự thuốc lá, chúng còn chứa lượng nicotine nhiều hơn 9 lần. Điều đó có nghĩa là thuốc lào còn gây nghiện hơn thuốc lá thông thường”, BS Noda cho biết thêm.
Tác hại của khói thuốc
Vẫn theo chuyên gia này, thuốc lá không chỉ nguy hiểm với người trực tiếp sử dụng mà còn tác động rất lớn tới những người xung quanh. Theo đó, khói thuốc có thể gây ra bệnh tật và tử vong sớm ở trẻ em và người lớn hút thuốc thụ động. Về lâu dài, những người hút thuốc thụ động có nguy cơ bị ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, và các vấn đề hô hấp khác.
Tiếp xúc với khói thuốc trong khi mang thai làm tăng nguy cơ các vấn đề như sẩy thai, thai chết lưu, và mang thai ngoài tử cung. Còn trẻ sơ sinh và trẻ em thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc rất dễ rơi vào hội chứng đột tử trẻ sơ sinh SIDS, hen suyễn và ho mãn tính, ảnh hưởng quá trình học tập và các vấn đề liên quan hành vi.
“Việc một người đàn ông hút thuốc rõ ràng có hại cho trẻ sơ sinh, trẻ em và sức khỏe phụ nữ. Điều đó có nghĩa, đây chính là một tác nhân nguy hiểm đến năng lực sinh sản của con người”, ông nhấn mạnh.


Ung thư phổi có thể nhầm với những bệnh nào?

Các bệnh dễ nhầm với ung thư phổi

Viêm phổi: Các bệnh nhân cũng có biểu hiện sốt, ho, khạc đờm mủ, đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, các phim X quang phổi chụp lại sau điều trị thấy tổn thương không thuyên giảm, trong những trường hợp này, các thầy thuốc thường chỉ định thêm chụp cắt lớp vi tính ngực, nội soi phế quản, hoặc sinh thiết phổi;

Áp xe phổi: Nhiều trường hợp ung thư phổi hoại tử ở giữa, do đó gây ra hình ảnh X quang tương tự áp xe phổi. Tuy nhiên, những trường hợp này, hang thường lệch tâm, thành dày, nham nhở, hoặc có thể có kèm theo hạch trung thất …

Tràn dịch màng phổi: Nhiều trường hợp ung thư phổi có tràn dịch màng phổi, vùng tràn dịch che lấp u phổi, làm các thầy thuốc không nhìn thấy. Để tránh bỏ sót những trường hợp này: tất cả những bệnh nhân sau khi tháo hết dịch đều cần chụp lại X quang phổi để đánh giá

Hen phế quản : Những trường hợp u nội khí phế quản có thể gây các biểu hiện thở rít, làm các thầy thuốc nhầm với chẩn đoán hen phế quản, từ đó có điều trị không phù hợp. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, thuốc giãn phế quản thường ít có tác dụng.

Biện pháp chẩn đoán ung thư phổi

Khi có dấu hiệu ung thư phổi, người bệnh sẽ được thực hiện các chẩn đoán để khẳng định bệnh hoặc tìm ra các nguyên nhân khác không phải bệnh ung thư phổi. Các chẩn đoán thường như sau:

- Khám sức khỏe: Kiểm tra hình ảnh có thể phát hiện ổ bệnh, một số biểu hiện khác thường đặc biệt có thể làm căn cứ cho việc chẩn đoán, cũng là căn cứ để phân chia giai đoạn ở bệnh nhân ung thư phổi.
- Chụp X-quang ngực: Là cách chủ yếu để phát hiện ung thư phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): CT scan vùng bụng, vùng đầu giúp cho việc kiểm tra tình trạng ổ bệnh di căn và cũng là phương pháp quan trọng trong kiểm tra ung thư phổi.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Dễ dàng phân biệt trung thất, huyết quản cuống phổi với khối u và hạch, tạo hình ảnh đa chiều có thể xác định tốt hơn phạm vi và những mạch máu liên quan đến khối u. Nhưng đối với hiệu quả hiển thị khối u thực tế thì không rõ ràng bằng CT scan.
- PET/CT: Khác hơn so với các kỹ thuật kiểm tra hình truyền thống, phương pháp này cho thấy sự thay đổi trong trao đổi chất của ổ bệnh, vì vậy mà nó có giá trị chẩn đoán nhất định.

Các thủ thuật sau được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm:
- Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư. 
- Xét nghiệm hút dịch phổi: Một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực nhằm xét nghiệm tế bào ung thư. 
- Nội soi phế quản: Một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm ung thư 
- Chọc hút bằng kim mảnh: Một kim nhỏ được dùng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết. 
- Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó để lấy được, sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực có thể cần thiết.








7 sự thật bạn nên biết về ung thư phổi

Ngoài các yếu tố như hút thuốc, tiếp xúc với các chất gây ung thư và ô nhiễm không khí trong nhà, các yếu tố dinh dưỡng gần đây đã được chứng minh có liên quan đến nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi

Gần 87% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Nguy cơ phụ thuộc vào việc người đó đã hút bao lâu, độ tuổi mà họ bắt đầu hút thuốc lá và số lượng các sản phẩm thuốc lá họ hút mỗi ngày.
7 sự thật bạn nên biết về ung thư phổi
7 sự thật bạn nên biết về ung thư phổi

Đối tượng ung thư phổi nhiều hơn chứ không chỉ những người hút thuốc

Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư phổi là hút thuốc lá, nhưng hút thuốc thụ động cũng có thể gây nguy cơ mắc căn bệnh này. 10-15% các trường hợp ung thư phổi gặp ở người không hút thuốc và nhiều người trong số những bệnh nhân này là phụ nữ.
Có hai loại bệnh ung thư phổi
Hầu như 85 - 90% của bệnh ung thư phổi là loại ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư này phát triển chậm và không lây lan nhanh chóng đến các cơ quan khác. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ, có xu hướng tăng nhanh hơn và lây lan đến các cơ quan khác.
Có những dấu hiệu cảnh báo sớm
Cả nam giới và nữ giới nên biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư phổi. Các dấu hiệu có thể rất khó nhận ra, nhưng nhìn chung có thể nhận thức được, bao gồm ho thường xuyên, khó thở, tăng sự thèm ăn, giảm cân, thở khò khè và ho ra máu. Nếu bạn có những triệu chứng này, đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chiếu CT có thể phát hiện sớm
Theo kết quả nhận được từ chương trình National Lung Cancer Screening Trial thì việc sử dụng kỹ thuật chụp CT hiệu quả trong việc tầm soát bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu ở người nghiện hút thuốc lá, bởi vì kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy bằng chứng rõ ràng về sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân ung thư phổi, khi chụp CT, màn hình cung cấp đầy đủ hình ảnh các tổn thương phổi, chụp điểm ba chiều của các mô trong cơ thể.
Phương pháp điều trị mới đầy triển vọng
Với công nghệ được cập nhật và loại thuốc tiên tiến, có nhiều phương pháp điều trị có sẵn cho ung thư phổi, tùy thuộc vào loại ung thư, vị trí khối u, và sức khỏe tổng thể. Lựa chọn bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp.
Không bao giờ là quá muộn để bỏ hút thuốc lá
Đối với những người quyết định bỏ thuốc lá, nguy cơ đau tim và ung thư phổi sẽ giảm trong vài tuần hoặc vài tháng.


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Bí quyết giúp phổi sạch một cách tự nhiên


Phổi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Hàng ngày, chúng tiếp xúc với rất nhiều tác nhân ô nhiễm cùng vô số các loại vi khuẩn, vi trùng hiện diện trong không khí. Ở những người hút thuốc, màu sắc hồng hào tươi tắn của hai lá phổi khi khỏe mạnh sẽ chuyển sang màu đen bởi sự tấn công của vô số các loại chất độc có trong nhựa thuốc lá. Sau đây là 13 cách giúp bạn làm sạch phổi một cách tự nhiên.
1. Từ bỏ thuốc lá
Biện pháp tốt nhất để khử độc cho hai lá phổi của bạn chính là việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Chất nicotine cũng như hàng loạt các loại hóa chất độc hại khác và khói thuốc lá sẽ ngăn cản khả năng hoạt động của phổi, đồng thời còn làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hay ung thư ở bộ phận này.
2. Hạn chế những sản phẩm từ sữa
Loại bỏ hoặc hạn chế các sản phẩm từ sữa ra khỏi khẩu phần ăn uống của bạn sẽ giúp cơ thể lọc bỏ được các độc tố tốt hơn trong quá trình tự làm sạch của phổi.
3. Không uống trà xanh trước giờ đi ngủ
Nhâm nhi một tách trà xanh trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể phóng thích ra nhiều chất độc hơn trong ruột, khiến bạn có nguy cơ bị táo bón. Do đó, nên hạn chế uống trà vào thời điểm cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi là cách để phổi không phải hoạt động quá tải, nhằm lọc sạch mọi độc tố còn tồn trong cơ thể ngay cả khi bạn đang ngủ.
4. Uống nước chanh ấm vào buổi sáng
Hãy pha một ly nước chanh với khoảng 250ml nước ấm để uống vào sáng sớm khi bụng vẫn còn đói. Ngoài nước chanh, bạn cũng có thể dùng thơm (dứa) để thay thế.
5. Nước ép cà rốt
Một ly nước ép cà rốt với dung tích khoảng 300ml là lựa chọn tuyệt vời cho phổi khi bạn uống chúng vào thời điểm giữa buổi sáng. Khả năng khử độc của cơ thể sẽ được cải thiện rất đáng kể nhờ vào loại nước ép này.
6. Những thực phẩm giàu kali
Trong bữa ăn trưa, bạn nên chú ý tăng cường thêm các loại nước uống được chế biến từ những thực phẩm giàu kali nhằm gia tăng hiệu quả làm sạch phổi. Dưa vàng, cam, chuối, khoai lang, cà rốt, cà chua, cải bó xôi, quả mơ, chà là hay những loại quả mọng đều là những thực phẩm ngon miệng và giàu kali.
7. Gừng
Loại gia vị này từ xa xưa đã được sử dụng nhưng một phương thuốc dân gia để trị chứng ho, cảm lạnh, giúp làm thông thoáng đường thở và loại thải chất độc ra khỏi phổi. Cách tốt nhất là bạn nên ăn gừng sống hoặc uống trà gừng để việc khử độc đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng bột gừng để cho vào nước tắm và ngâm mình trong khoảng ½ giờ. Biện pháp này kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhờ đó, loại thải được các chất độ bên trong cơ thể ra ngoài.
8. Tập trung vào những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa
Trước khi đi ngủ, bạn có thể uống khoảng 1 ly nước ép dứa hoặc man việt quất nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do các vi khuẩn hiện diện trong phổi gây ra. Lượng chất chống ô-xy hóa dồi dào trong những loại nước uống này rất có lợi cho hệ hô hấp của cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng cách thanh lọc này 1 tháng/lần, vì lượng vitamin C có trong dứa khá cao, có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
9. Tắm nước ấm
Chỉ cần tắm nước ấm khoảng 20 phút mỗi ngày cũng có lợi cho quá trình loại thải chất độc của cơ thể. Bạn có thể cho thêm vài giọt dầu khuynh diệp vào trong nước tắm và hít hơi nước để làm sạch phổi một cách tự nhiên. Những hợp chất có tác dụng làm long đờm, tiêu nhầy có trong lá khuynh diệp sẽ làm dịu cổ họng, hạn chế tình trạng sung huyết và nghẹt mũi.
10. Sử dụng thêm lá bạc hà khi chế biến món ăn hàng ngày
Lá bạc hà có tác dụng làm thông mũi vô cùng hiệu nghiệm. Chỉ cần nhai 3 đến 5 lá bạc hà mỗi ngày, bạn sẽ không cần phải lo lắng về chuyện phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nữa.
11. Tập luyện yoga
Bạn nên tập kỹ thuật hít thở sâu khoảng ½ giờ mỗi ngày. Đây là cách giúp tống đẩy các chất bẩn bám trong phổi ra bên ngoài.
12. Chú ý đến những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng và có ích cho phổi
Nước, rau họ thập tự, táo, cá có nhiều chất béo, các loại đậu, quả hạch, cà rốt là những thực phẩm có ích cho sức khỏe của phổi và sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phổi luôn khỏe mạnh.