Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Nồi lá xông trị cảm cúm


Hoặc là do khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virut thừa cơ thâm nhập cơ thể khi sức đề kháng sút kém hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm mũi, họng, thanh quản, amidan... gặp không khí ô nhiễm hoặc thay đổi thời tiết cơ thể không thích nghi kịp mà gây bệnh.
Trong Đông y có nhiều phương pháp chữa cảm cúm, sau đây xin giới thiệu liệu pháp xông lá hiệu quả để độc giả áp dụng khi cần thiết.
Nguyên liệu: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 - 20 g hoặc một nắm to.
Nồi lá xông trị cảm cúm
Ảnh minh hoạ
Cách nấu lá xông
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Công dụng của từng loại lá
Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.
Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.
Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.
Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.
Nguyên liệu xông là những loại lá thông dụng dễ kiếm.
Gia giảm:
Nếu đau nhức mình mẩy, gân cốt gia: lá ruối hoặc ngũ gia bì; cơ thể không ra được mồ hôi gia thân rễ cây cúc tần; đau họng nhiều gia lá xoài; ho nhiều kèm có đờm gia lá đại bi...
Chú ý: Trước khi xông múc để riêng một cốc nước, khi xông xong uống để đề phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra và nâng cao hiệu quả điều trị.
Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông quá lâu gây mất tân dịch (mất nước) gây hiện tượng ngộ hãn. Do thành phần dược liệu có nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên không được dùng cho phụ nữ mang thai.
Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chống chọi với chứng ho trong giá rét


Ở một chừng mực nào đó ho có thể có lợi cho sức khỏe khi tống các chất nhầy, đờm, mủ, có khi là dị vật từ đường hô hấp ra ngoài. Ho có nhiều biểu hiện như ho cấp tính, ho kéo dài mạn tính, ho khan, ho có đờm, ho kèm theo khàn tiếng, ho cơn hoặc ho khúc khắc thỉnh thoảng xuất hiện một vài tiếng.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm bệnh phổ biến nhất, bao gồm cả nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Các nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, cảm cúm. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, ho thường kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng, ù tai. Sau điều trị hết viêm, triệu chứng ho còn kéo dài thêm một thời gian mới hết hẳn và sẽ lại xuất hiện khi có đợt viêm mới.
Chống chọi với chứng ho trong giá rét
Giữ ấm cho cơ thể khi thời giá lạnh để tránh bị nhiễm lạnh gây ho
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Viêm phế quản: là tình trạng tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản, tổn thương thường xảy ra nhất là ở phế quản lớn và trung bình. Ho là dấu hiệu chủ yếu, lúc đầu ho khan, sau đó ho khạc đờm, nếu viêm cấp thường có kèm theo sốt. Ho kéo dài thường mỗi đợt trên 3 tháng là viêm phế quản mạn tính.
Giãn phế quản: có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Biểu hiện chủ yếu là ho cơn, xuất hiện nhiều về sáng sớm, đặc biệt khạc rất nhiều đờm trắng.
Hen và dị ứng là một bệnh mạn tính của phế quản phổi: các phế quản viêm, nề và co thắt gây tắc nghẽn đường thở. Ngoài triệu chứng đau tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho là triệu chứng đặc thù và rất thường gặp, ho thường xuất hiện ban đêm hoặc sáng sớm. Các yếu tố thuận lợi là khi thay đổi thời tiết, trời giá lạnh, khi hít khói bụi, hút thuốc lá. Vấn đề nhiễm khuẩn và dị ứng thường phối hợp với nhau, làm cho quá trình điều trị càng trở nên khó khăn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): do tình trạng tắc nghẽn đường lưu thông không khí dẫn tới khó thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nguy hiểm vì nó phát triển từ từ, âm thầm, không có dấu hiệu nhận biết cho đến khi nó chuyển sang giai đoạn nặng với triệu chứng khó thở, ho khạc đờm kéo dài. Bệnh thường gặp ở những người trên 45 tuổi và có hút thuốc lá.
Viêm phổi: bệnh thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt rét rồi sốt nóng, đau tức ngực, ho khan, sau đó ho có đờm màu gỉ sắt, đờm đặc quánh, màu xanh hoặc vàng.
Lao phổi: Bệnh nhân gày sút, sốt âm ỉ kéo dài, ho húng hắng, khạc đờm trắng, nặng có thể ho ra máu.
Các bệnh lý khác của phổi, phế quản như: áp xe phổi, bụi phổi, ung thư phổi  phế quản, dị vật đường hô hấp, khối u trung thất đều biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng ho.
Các nguyên nhân khác có thể gây ho
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, axit của dịch vị làm tổn thương niêm mạc thực quản và gây viêm nhiễm mạn tính đường hô hấp trên, trong đó có viêm họng. Ngoài triệu chứng điển hình của tình trạng trào ngược là ợ chua, ợ nóng, đau tức sau xương ức, bệnh nhân thường có ho kéo dài, thỉnh thoảng ho một vài tiếng, dễ nhầm với các bệnh tai mũi họng. Có khi dùng kháng sinh, chống viêm, ho lại càng tăng. Bệnh thường gặp ở những người hút thuốc lá, mắc bệnh dạ dày tá tràng, béo phì, tiểu đường, phụ nữ có thai.
Ho do các bệnh tim mạch: Do tăng áp lực tiểu tuần hoàn, ứ trệ tuần hoàn dẫn tới khó thở và ho khan hoặc ho ra máu. Thuốc điều trị tăng huyết áp, có một số loại thuốc ức chế men angiotensin có phản ứng phụ là ho khan, có thể ho kéo dài nhiều tuần sau khi dừng thuốc.
Ho do ô nhiễm môi trường: Trong sinh hoạt, hít thở không khí rất quan trọng, mỗi ngày có khoảng 9.000 lít không khí được hít thở qua mũi, nếu không khí bị ô nhiễm, chứa nhiều bụi, các chất kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho như bụi do các phương tiện giao thông tạo ra, khí diesel, khói thuốc lá. Khói bụi làm nặng thêm các bệnh đường hô hấp, hen và dị ứng. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng kéo theo bệnh hô hấp cũng ngày càng phổ biến.
Tìm đúng nguyên nhân để điều trị “trúng”
Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Có khi điều trị đơn giản chỉ cần vệ sinh mũi họng, uống một số thuốc giảm ho hoặc loại trừ các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân tại chỗ như khói, bụi, nhiễm lạnh,... nhưng cũng có khi rất khó khăn điều trị kéo dài. Khi bị ho, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị và tư vấn kịp thời, càng sớm sàng tốt, không nên quá thờ ơ vì có thể đó là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm.
Điều quan trọng nhất là tìm nguyên nhân để giải quyết, đó là biện pháp tích cực nhất. Đồng thời với việc giải quyết nguyên nhân cần kết hợp điều trị triệu chứng ho vì ho làm cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng, nhất là ho kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi, hoang mang.
Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc ho là bài toán khó cho thầy thuốc. Không phải một loại thuốc ho tốt có thể điều trị mọi trường hợp. Có khi chỉ cần dùng thuốc ho long đờm, loãng đờm, tăng thể tích các chất tiết ra khí quản, vẫn cần duy trì phản xạ ho để tống đờm, nhày ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn; có khi lại dùng các thuốc ho tiêu đờm trong trường hợp ho có nhiều đờm hoặc các thuốc có kháng histamin trong các trường hợp ho kích ứng, ho do dị ứng; có khi lựa chọn các thuốc ho và làm giãn phế quản trong trường hợp hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt. Mong rằng mỗi người bệnh, ngay cả các thầy thuốc hãy là người thông thái khi lựa chọn thuốc ho.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Coi chừng quỵ vì hen suyễn

Riêng tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2, mỗi ngày có trên 100 bé đến khám. BS.CKII Đặng Thị Huyên - Trưởng khoa khám bệnh - BV Nhi đồng 2 cảnh báo: Không chỉ ở trẻ con, mà cả người lớn, rất dễ khởi phát, lên cơn suyễn đột ngột vào mùa lạnh.
Ngất xỉu mới biết suyễn
Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, làm đường thở (gọi là phế quản) bị viêm, sưng phù trong lòng phế quản và dễ bị co thắt khi gặp yếu tố kích ứng đường thở, làm hẹp lòng phế quản. Đây cũng là lúc bệnh nhân xuất hiện cơn ho, nặng ngực, khó thở. Suyễn có nhiều dạng, điển hình nhất là ho, khạc đàm, khó thở, nặng ngực, khò khè.
Tuy nhiên, có dạng suyễn chỉ đơn thuần là ho, không kèm với các triệu chứng khác vì vậy rất dễ nhầm lẫn suyễn với bệnh lý tai mũi họng. PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - Trưởng Trung tâm chăm sóc hô hấp BV Đại học Y Dược TPHCM gọi đây là “suyễn giấu mặt”, rất nguy hiểm, vì không hội tụ đủ ba dấu hiệu: khò khè, khó thở, tức ngực nên thường bị nhầm là viêm họng, điều trị bằng kháng sinh, thậm chí phải cắt amiđan, can thiệp phẫu thuật vùng mũi họng, xoang... Hay có dạng suyễn chỉ có biểu hiện khó thở hoặc đau thắt ngực thì dễ bị nhầm với bệnh lý tim mạch.
Chính vì vậy, ngay cả khi được bác sĩ (BS) chẩn đoán là suyễn, nhiều người không tin, cho rằng mình chỉ bị viêm họng thông thường và vẫn chăm chăm trị ho; đến khi lên cơn suyễn, ngất xỉu, được đưa vào bệnh viện cấp cứu mới chịu chấp nhận bệnh suyễn.
Một bệnh nhân là trình dược viên. Chị bị ho đêm về sáng và những khi ngửi mùi dầu chiên. Đến BS chuyên khoa tai mũi họng khám, chị được kết luận là viêm họng xung huyết và trào ngược dạ dày thực quản. Uống thuốc kháng sinh 10 ngày cũng không dứt, chị lại đến một BS khác. Sau khi chụp X-quang phổi, nội soi họng thấy không có tổn thương, BS nghi ngờ chị bị suyễn. Nghe đến đó, chị hoài nghi: “Em chỉ có ho, không khó thở, khò khè, tức ngực làm sao bị suyễn được”.
Coi chung quy vi hen suyen
Ảnh minh họa - Shutterstock
BS cho thuốc xịt dự phòng, nhưng chị nhất quyết không dùng. Chị tự mua thuốc điều trị viêm họng và uống thêm siro thảo dược trị ho, nhưng tình hình không cải thiện. Cuối năm 2015, khi đang chiên cá, chị bất ngờ ho sặc sụa và ngất xỉu, phải vào BV ĐH Y Dược cấp cứu. Chị được điều trị theo phác đồ suyễn, sau đó dùng thuốc xịt dự phòng hằng ngày. Sau một thời gian ngắn, chị không còn ho, không khó chịu khi nghe mùi chiên xào.
Điều nguy hiểm nhất mà suyễn giấu mặt gây ra là làm chậm việc điều trị khiến đường thở bị tắc nghẽn, khó phục hồi. Lúc này, thuốc trị suyễn không đáp ứng được, hoặc chuyển sang dạng phổi tắc nghẽn mạn tính gây tàn phế, tử vong.
Nguy, nhưng không hiểm
Cuối năm cũng là mùa cúm vì trời thường bất ngờ trở lạnh. Đây là mùa những tác nhân kích thích suyễn bộc phát, đặc biệt là trẻ em. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100 trẻ khám suyễn ở BV Nhi Đồng 2. Còn BV ĐH Y Dược có hơn 30 người/ngày và con số này tăng lên mỗi ngày. Nhiều người, nhất là trẻ em, suyễn “ngủ yên” cả năm đến mùa lạnh thì “thức dậy”, cộng với việc sơn sửa, dọn dẹp nhà cửa nên dễ bị kích ứng bởi mùi sơn, bụi bặm lại lên cơn.
Theo BS.CKII Đặng Kim Huyên, những trẻ bị viêm phế quản lặp đi lặp lại, hay trẻ dưới hai tuổi bị viêm tiểu phế quản nhiều lần đều có nguy cơ bị hen suyễn. Suyễn ở trẻ em cũng có dạng điển hình là: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, tuy nhiên, nhiều trẻ còn nhỏ chưa biết nói để diễn tả cơn đau, hoặc trẻ bị suyễn giấu mặt.
Cha mẹ và BS không biết thường chỉ chữa phần ngọn - mà không chữa từ gốc nên trẻ cứ bị bệnh tái đi tái lại và đỉnh điểm là lên cơn suyễn. Nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Tuy nhiên, bệnh suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát cũng như người bệnh có thể sinh hoạt, đi học, làm việc như một người bình thường nếu phát hiện bệnh và điều trị sớm, đúng.
Theo đó, trẻ con hay người lớn, khi có dấu hiệu ho kéo dài hay bị khó thở, khò khè, nặng ngực, thở mệt khi gắng sức… nên đi khám chuyên khoa hô hấp để tầm soát suyễn. Hiện nay, việc tầm soát suyễn khá đơn giản. Người khám sẽ được BS hỏi thật kỹ về bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình. 
Trẻ lớn, người lớn sẽ được làm hô hấp ký (thăm dò chức năng hô hấp). Trẻ dưới năm tuổi thì BS cho thử dao động xung ký (ngậm một ống thở) để chẩn đoán suyễn. Khi đã được chẩn đoán suyễn, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị, cũng như chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thực tế, những sai lầm thường gặp của bệnh nhân là: đang điều trị thì bỏ dở, hoặc điều trị ổn định thì chủ quan bỏ thuốc, hoặc không mang thuốc theo người, dùng không đúng liều chỉ định, làm sai thao tác xịt… dẫn đến bệnh suyễn tái phát, lên cơn.

Cần nhớ suyễn là bệnh phải được giám sát chặt chẽ và thuốc phòng ngừa, cắt cơn là vật bất ly thân. Đã có những trường hợp tử vong vì bệnh nhân quên mang theo thuốc khi đi ăn tiệc, đi chơi… và bất ngờ bị lên cơn, tắc nghẽn đường thở.

Do đó, việc phòng bệnh, ngăn cơn suyễn là điều quan trọng nhất. Một trong những cách phòng tránh lên cơn suyễn, theo BS Lê Thị Tuyết Lan, là: giữ ấm cơ thể, tránh ăn lạnh, uống lạnh. Đặc biệt, nên “sử dụng máy lạnh thông minh”, vì nấm mốc và vi khuẩn trong không khí là “kẻ thù” của bệnh lý hô hấp.

Vì vậy, khi sử dụng máy lạnh cần làm sạch màng lọc một tháng/lần và rửa máy lạnh ba tháng/ lần. Nằm quạt tốt hơn máy lạnh, nhưng không được để quạt thổi trực tiếp vào người. Nhà cửa không nên dùng chổi quét mà lau sạch bằng khăn ướt. Cần phơi nắng gối, drap, mùng, mền mỗi ngày, và giặt sạch mỗi tuần. Vì trong gối-nệm có chứa nhiều mạt nhà, có 85/100 ca dị ứng là do mạt nhà. Uống nhiều nước, nước cam, chanh, bưởi, tập thể dục, giúp tăng cường đề kháng cơ thể. Ngoài ra, phải loại trừ tác nhân kích phát cơn suyễn như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó mèo và thức ăn dễ gây dị ứng…

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Hen suyễn và sinh hoạt tình dục


Nhiều người mắc hen suyễn ngại chuyện chăn gối, bởi thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi, thậm chí, họ thấy sợ và né tránh hoàn toàn. Vì thế, kiểm soát tốt bệnh hen sẽ cải thiện chức năng tình dục của bệnh nhân và những viễn cảnh của cuộc sống.
Yếu tố nào kích hoạt cơn hen cấp lúc “lên giường”?
Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Viêm làm cho đường thở tăng tính đáp ứng, dễ bị ảnh hưởng với những tác nhân kích thích từ bên ngoài hoặc ngay chính bên trong cơ thể người bệnh làm co thắt phế quản và lên cơn hen.
Hoạt động thể lực gia tăng trong lúc sinh hoạt tình dục có thể làm cho đường dẫn khí bị viêm, co thắt, thậm chí xẹp lại. Thở ngắn kéo dài có thể là lý do mà một số bệnh nhân hen suyễn tránh tình dục một cách hoàn toàn.
Giường ngủ có thể chứa các tác nhân kích hoạt hen suyễn, làm cho bệnh thêm trầm trọng. Những trở ngại về hô hấp mạn tính dẫn đến bệnh hen suyễn khó kiểm soát. Nó góp phần làm suy giảm sức khỏe tình dục và chất lượng cuộc sống.
Ở người bệnh hen suyễn, ngay cả khi không gắng sức mà đã xảy ra khó thở, khi quan hệ tình dục lại càng khó thở hơn do thiếu oxy. Vì vậy họ thường ngại “chuyện ấy”, lâu ngày dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục...
Hen suyễn và sinh hoạt tình dục
Có thể dùng thuốc giãn phế quản ngay trước và trong khi yêu để tránh co thắt phế quản
Trong trường hợp bệnh nhân vẫn sinh hoạt tình dục, họ thường không có khả năng duy trì sự hưng phấn hoặc để đạt cực khoái. Người không mắc bệnh có thể sẽ cảm thấy tốt hơn cho đối tác nếu không sinh hoạt tình dục, nhưng điều này sẽ khiến đôi lứa cảm thấy cô đơn và xa cách nhau hơn.
Trong vấn đề này, lảng tránh sinh hoạt tình dục không là giải pháp tốt nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc bị bệnh hen suyễn không phải là dấu chấm hết cho đời sống sinh hoạt tình dục của bạn.
Người bệnh cần làm gì?
Việc đầu tiên cần làm là nói chuyện với bạn đời về những suy nghĩ của bạn liên quan tới tình dục. Điều này sẽ giúp cho cuộc nói chuyện cởi mở hơn và cho phép đối tác có cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ. Với những kiến thức cần thiết liên quan tới hen suyễn và một người bạn đời biết cảm thông, kiên nhẫn, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng sự ấm áp, thăng hoa của yêu thương và nhen nhóm lại ngọn lửa tình.
Đồng thời, bệnh nhân hen suyễn hãy nói mọi thứ liên quan họ gặp phải trong đời sống tình dục cho bác sĩ biết, khi đó bạn sẽ nhận được sự sẻ chia và những lời khuyên hữu ích nhất. Nên đề nghị với bác sĩ được dùng thuốc giãn phế quản ngay trước và trong khi sinh hoạt để tránh co thắt phế quản. Thông tiết phế quản trước khi quan hệ. Điều này có thể giúp bạn dễ thở hơn trong khi sinh hoạt. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thông đường thở, hãy thử các kỹ thuật ho có kiểm soát.
Nếu vấn đề nằm ở chỗ môi trường, nên xác định các tác nhân gây kích hoạt cơn hen suyễn. Nó có phải là tấm drap trải giường, chăn mền hay gối? Xét thấy cần thiết, có thể phải thay tất cả những gì trên giường, thậm chí thay cả giường mà bạn cho rằng nó là nguyên nhân kích hoạt cơn hen suyễn. Cũng có thể chuyển sang “hoạt động” ở những nơi mà người bệnh hen cảm thấy thoải mái nhất.
Bên cạnh điều chỉnh thuốc men và các yếu tố kích hoạt hen suyễn, các biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để cải thiện đời sống tình dục:
Hãy để bạn tình làm chủ cuộc yêu. Khi bạn tình làm chủ đạo sẽ giúp người bị hen suyễn thích thú thỏa mãn với sinh hoạt tình dục. Người bị hen suyễn cần thụ động sẽ giúp giảm thiểu được triệu chứng thở ngắn. Nên thay đổi tư thế yêu cho phù hợp sao cho người bệnh hen suyễn cảm thấy tốt nhất. 
Chọn tư thế quan hệ đòi hỏi năng lượng ít nhất. Ví dụ, tư thế mặt đối mặt sẽ thoải mái hơn nhiều và sử dụng ít năng lượng hơn tư thế trên - dưới. Tránh mọi tư thế làm gia tăng áp lực lên phổi của người bệnh hen. Tập trung vào các cử chỉ như ôm hôn, vuốt ve hơn là các hoạt động tình dục đòi hỏi nhiều sức lực.
Thay đổi thời gian làm tình trong ngày. Không nhất thiết cứ phải sinh hoạt vào ban đêm, hãy thử vào cuối giờ sáng hay đầu giờ chiều nếu lịch làm việc của bạn cho phép. Bạn nhớ rằng, những thời điểm này chức năng phổi của bạn có thể là tốt nhất.
Đồng thời thực hiện những phương cách dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hen suyễn “yêu” một cách thoải mái hơn: Không nên quan hệ sau khi ăn no vì điều này sẽ gia tăng sự mệt mỏi. Điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ thoải mái, tránh quá nóng khi quan hệ. Tránh uống rượu trước khi quan hệ vì nó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh hoạt tình dục.
Những việc không nên làm
Không tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, mặc dù bạn thấy khỏe và không lên cơn trong nhiều ngày. Không hút thuốc lá, vì làm cho bệnh kém đáp ứng với điều trị và có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tổn thương lao thường ở đỉnh phổi, vì sao?

Trực khuẩn gây bệnh lao có tên là Mycobacterium tuberculosis (MTB). Đây là loại trực khuẩn hình gậy, thân mảnh, không có nha bào, kích thước từ 2-3 micron, chiều dày 0,3micron, kháng cồn, kháng acid và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần.

Ngoài hình thể bình thường, MTB còn có thể tồn tại dưới thể siêu lọc (kích thước nhỏ hơn trực khuẩn bình thường 20 lần). Điều này có thể đó là biến đổi của trực khuẩn khi gặp điều kiện không thuận lợi, cũng có thể đó là sự biến đổi của trực khuẩn khi điều trị thuốc chống lao kéo dài, là dạng thích ứng của trực khuẩn trong quá trình điều trị.

Ngoài thể siêu lọc, trực khuẩn lao còn tồn tại ở một thể khác mất một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vỏ vi khuẩn, hạt nhân biến đổi nhìn không rõ, bào tương thuần nhất, ít các hạt hơn trực khuẩn lao thông thường, hầu như không chịu tác dụng của các thuốc chống lao. Thể này có thể là hình thức tồn tại của loại trực khuẩn lao nằm vùng dai dẳng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tái phát bệnh lao.

MTB phân chia mỗi 16 - 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). Vì vậy tiến triển bệnh lao vẫn mang tính bán cấp hoặc mạn tính nhiều hơn là cấp tính. Dựa vào đặc điểm này người ta thực hiện cách dùng thuốc chống lao một lần trong ngày và phương pháp điều trị lao cách quãng (2/7) vẫn đạt được kết quả tốt.

MTB không được phân loại gram dương hay gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm gram, nó nhuộm gram dương rất yếu, hoặc là không biểu hiện gì cả.

Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là “trực khuẩn kháng acid” (viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh, không bị cồn và acid làm mất màu của carbonfuchsin. Ở môi trường nuôi cấy có đậm độ acid nhất định, BK vẫn mọc. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Trực khuẩn lao có cấu trúc rất phức tạp, hoàn hảo, ít vi sinh vật có được. Dưới kính hiển vi điện tử cho thấy trực khuẩn lao có cấu trúc như sau: Một là lớp vỏ: lớp vỏ ngoài của trực khuẩn lao gồm những lớp như sau: lớp trong cùng là cấu trúc màng, có thành phần chủ yếu là các phospholipid.


Các phần tử phopholipid có hai nhóm: nhóm ưa nước hướng về phía bên trong, nhóm kỵ nước hướng quay ra phía vỏ. Cấu trúc này tạo nên những màng sinh học có tác dụng giúp trực khuẩn điều hoà sự thẩm thấu của vỏ ngoài trực khuẩn. Lớp tiếp theo là lớp peptidoglycan như một màng polyme sinh học.

Các peptidoglycan liên kết với đường arabinose và các phân tử acid mycolic tạo nên bộ khung định hình cho trực khuẩn, đảm bảo cho vỏ trực khuẩn có độ cứng của lớp vỏ như khung xương của trực khuẩn. Lớp phía ngoài là lớp tạo nên bởi sự liên kết giữa các acid mycolic và các chất lipid phức tạp. Lớp này tạo nên độc tính của trực khuẩn lao và có cấu trúc làm tăng khả năng ít thấm nước của vỏ trực khuẩn, giúp trực khuẩn tồn tại bền vững với môi trường bên ngoài, chống khả năng bị hủy diệt bởi đại thực bào và các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Đối với các trực khuẩn phát triển bên trong tế bào, ngoài 3 lớp nêu trên còn có lớp peptidoglycolipid phủ ngoài cùng trực khuẩn. Nó có tác dụng như chiếc áo giáp tăng cường thêm khả năng tự bảo vệ của trực khuẩn, giúp trực khuẩn chống lại được các enzym hủy diệt tiết ra từ các tiêu thể (lysosome) của tế bào. 

Cấu trúc khá hoàn hảo trên đây của lớp vỏ giúp cho trực khuẩn lao chống lại được mọi yếu tố tác động của môi trường bên ngoài, chống lại được tác động của acid và các chất kiềm ở một nồng độ nhất định. Trong điều kiện tự nhiên trực khuẩn lao có thể tồn tại 3 - 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể lưu giữ và bảo quản chúng trong nhiều năm.

Hai là lớp bào tương: có những hạt có thể có vai trò trong việc sinh ra thể siêu lọc của trực khuẩn.

Ba là hạt nhân: Chứa các acid nhân (ADN, ARN) ở trực khuẩn lao, việc thông tin di truyền ngoài vai trò của thể nhiễm sắc (chromosom) còn có vai trò của plasmid nằm ngoài nhiễm sắc thể.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Viêm đường hô hấp trên và cách điều trị


Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp hàng năm, hay tái phát và là một chứng bệnh chủ yếu gây giảm giờ làm và giờ học của nhóm người mắc bệnh trên toàn thế giới. Mặc dù là loại bệnh “tự khỏi” nhưng những phiền toái do chúng gây ra cũng đủ tạo ra những thiệt hại đáng kể về sức khoẻ và kinh tế. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên phần lớn là do các virus, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm...
Nhóm virus trên gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi họng. Chúng sẽ nằm ở đó, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
Cơ thể sẽ kháng cự lại với các kháng thể IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Thông thường sẽ có một vài tế bào niêm mạc hô hấp bị tổn thương và bị virus phá huỷ nhưng sau khoảng 2 tuần lớp tế bào mới lại mọc lên và đẩy lùi virus. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả, virus từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều bệnh biến thể khác.
Ngoài ra, viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản… Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày, chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến mất tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.
Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động, học sinh - sinh viên thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.
Biến chứng của bệnh
Một trong các biến thể nghiêm trọng là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới. Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em.  Ở trường hợp viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp.
Điều trị bệnh thế nào?
Cho đến nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương pháp điều trị. Nhưng vì chủ yếu là do virus gây ra nên tất cả những phương pháp đó đều là những phương pháp điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.
Một số thuốc thường dùng là: thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm nhằm ngăn chặn sốt quá cao và tai biến co giật do sốt cao. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc kháng histamin nhằm ngăn chặn giải phóng quá nhiều chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phản ứng đôi khi là quá mức. Còn lại là dựa vào sức đề kháng của người bệnh và chờ cho đến khi cơ thể tự đào thải virus.
Làm sao phòng tránh?
Để tránh mắc phải viêm đường hô hấp trên, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên tốt nhất hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân; luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. 
Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp; đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh; tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao; tránh nằm điều hoà quá lạnh, tránh làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao: giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ là những biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp ta phòng tránh khá tốt với những căn bệnh thuộc loại này.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Giải mã cơn ho kéo dài

Ho là triệu chứng thường gặp mỗi khi đông về, được chia thành ho cấp tính(kéo dài dưới 4 tuần) và ho mạn tính (kéo dài từ 8 tuần trở lên). Để chữa trị hiệu quả, bạn cần xác định điều gì gây go và dưới đây là 8 nguyên nhân bạn có thể tham khảo do Men's Health đưa ra.
[Caption]
Ảnh: Men's Health
Viêm phế quản cấp tính 
Cảm lạnh thông thường gây ho khan đi kèm chảy nước mũi, đau họng hoặc sung huyết. Trong trường hợp ho nhiều và có đờm, bạn có thể đã bị viêm phế quản cấp tính.
Hầu hết các ca viêm phế quản cấp tính do virus gây ra nên dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia, khi mắc bệnh, bạn sẽ cần trung bình 18 ngày để hồi phục.
Viêm phổi
Ho kéo dài kèm đờm không màu hoặc lẫn máu là dấu hiệu của viêm phổi. Những biểu hiện có thể đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở và lạnh. Đáng lưu ý, cơn ho do viêm phổi đôi khi không xuất hiện ngay lập tức mà phát ra sau vài ngày dùng kháng sinh. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là virus hoặc nguy hiểm hơn là vi khuẩn.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE)
Thuốc ức chế ACE được dùng để điều trị cao huyết áp. Khi vào cơ thể, chúng làm tăng số lượng chất bradykinin gây ho.
Cơn ho đến từ thuốc ức chế ACE thường rất khan, gần giống với ho gà. Điều kỳ lạ là bạn có thể đột ngột bị ho dù đã dùng thuốc một thời gian dài mà không gặp vấn đề nào. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị nếu có thể. Cơn ho sẽ dứt sau 3-4 tuần ngừng uống thuốc ức chế ACE.
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là hội chứng chảy dịch mũi sau. Nước mũi chảy xuống cỏ họng thay vì lỗ mũi sẽ kích thích gây ho, đặc biệt tồi tệ vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm nước mũi dễ chảy xuống dạ dày.
Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một lý do thường gặp khác dẫn đến ho mạn tính. Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết mình bị ho do chứng bệnh này.
Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày lên thực quản, đến và "đốt" thanh quản khiến bạn bị ho. Người mắc bệnh thường ho nhiều sau bữa ăn quá no. Triệu chứng trở nặng vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm axit dễ dàng di chuyển đến thực quản.
Bác sĩ có thể phát hiện bệnh trào ngực dạ dày nhờ xét nghiệm đo lượng axit trong thực quản. Để cải thiện sức khỏe, bạn hãy thay đổi lối sống bằng cách hạn chế rượu, cafe, ăn tối muộn và các thực phẩm nhiều gia vị hoặc mỡ. 
Hen suyễn
Cùng với hội chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày, hen suyễn là căn bệnh phổ biến thứ ba gây ho mạn tính. Các ống dẫn khí bị teo khiến bạn khó thở, thở khò khè và ho khan.
Hen suyễn thường được chẩn đoán thông qua các bài kiểm tra thở hoặc xét nghiệm chức năng phổi. 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là căn bệnh nghiêm trọng dễ mắc phải nếu thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói bụi, làm tổn thương đường thở khiến hô hấp khó khăn.
Có hai dạng COPD là viêm phế quản mạn tính và khí thủng. Ở bệnh viêm phế quản mạn tính, lớp niêm mạc của đường dẫn khí bị viêm dẫn đến ho mạn tính. Trong khi đó, bệnh khí thủng tác động đến các túi khí trong phổi, làm giảm lượng oxy trong máu. Kết quả là bạn bị ho khan và khó thở.
COPD được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn tuy nhiên cho đến nay chưa có phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn.
Ung thư phổi
Nếu bạn đã ho trong nhiều tuần, hãy nghĩ đến bệnh ung thư phổi. Cho đến nay, tiên lượng bệnh ung thư phổi rất xấu, chỉ 17% bệnh nhân sống được từ 5 năm trở lên.
Tuy vậy, đừng quá lo lắng bởi bạn không thể bị ung thư phổi nếu ho trong 8 tuần không kèm triệu chứng khác như sụt cân, ho ra máu, mệt mỏi, đau ngực.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317