Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Chúng ta đang thở sai cách!


“Khi yêu cầu bất kỳ ai thở sâu, bạn sẽ thấy họ dùng ngực để hít vào nhưng thực tế cách thở này không đúng”.




Chuyên gia tâm lý Neil Shah, Giám đốc Hiệp hội Quản lý căng thẳng Anh cho biết.
Lúc sinh ra, tất cả chúng ta đều thở bằng bụng, tức là sử dụng toàn bộ chức năng của phổi. Tuy nhiên, khi lớn lên, chúng ta lại sử dụng cách kém hiệu quả hơn là thở bằng ngực.
“Điều này có nghĩa là các khí đọng sẽ nằm ở đáy phổi và bởi vì diện tích của phổi là hữu hạn nên cũng có nghĩa rằng sẽ có ít không khí trong lành đến vùng đáy phổi hơn. Trong khi đó, vùng đáy phổi là nơi chứa nhiều mạch máu ấm áp và ẩm ướt nhất - tức là nơi trao đổi khí và vận chuyển ôxy vào máu hiệu quả nhất”, chuyên gia Shah giải thích.
May mắn là bạn có thể rèn luyện lại cách thở đúng.
Để thực hành nó, hãy cố gắng thổi phồng dạ dày khi hít vào trong khi vẫn giữ cho ngực không chuyển dịch, tức là hãy tưởng tượng bạn bơm căng 1 quả bóng ở vị trí giữa rốn và xương sống rồi từ từ đẩy nó ra khỏi bụng mình (hãy thót bụng hết cỡ khi thở ra).
Hơi thở cần nhịp nhàng, đều đặn, 12-20 nhịp/phút và tạm dừng một quãng ngắn giữa hít vào - thở ra. Chỉ cần một vài phút luyện tập mỗi ngày cũng sẽ có tác dụng rất lớn - giúp chống stress và giảm huyết áp.
Theo Nhân Hà - Dân trí (DM)

Nguy cơ hen suyễn do dùng dung dịch vệ sinh dạng xịt


Nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn tăng lên với tần suất làm sạch và số lần phun thuốc khác nhau được sử dụng.



Theo Dữ liệu từ Viện Y tế thành phố Anh, việc việc sử dụng các sản phẩm làm sạch có thể làm tăng nguy cơ bị hen suyễn.
 
Các nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy việc dùng các loại dung dịch vệ sinh dạng xịt và các loại hương thơm ít nhất 1 lần/tuần là “thủ phạm” góp phần gây ra bệnh hen suyễn ở 1/7 người lớn.

Một nghiên cứu kéo dài 9 năm cho thấy hơn 3.500 đối tượng ở 22 trung tâm tại 10 quốc gia châu Âu cho thấy nguy cơ bị hen ở những người dùng các loại dung dịch vệ sinh dạng xịt cao hơn 40% so với những người khác.


Theo Minh Thu - Dân trí

Bị ho và cảm lạnh - chớ nên uống kháng sinh


“Cảm lạnh là do vi rút gây ra còn kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, vì vậy khi bị cảm không nên dùng kháng sinh”




Bộ trưởng Bộ Y tế Anh, ông Liam Donaldson nói rằng: “Các bệnh như cảm lạnh, các chứng ho, viêm họng hay cảm cúm là do virut gây ra, vì thế không nên dùng kháng sinh nếu bạn bị mắc một trong những chứng bệnh này. Vì kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Nếu sử dụng kháng sinh cho những trường hợp này lâu dần sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho những lần điều trị nhiễm khuẩn nặng về sau”. 

Thực tế cho thấy là trong hơn một thập kỉ qua, đã có đến 10% bệnh nhân mắc các chứng bệnh về nhiễm khuẩn và rất khó điều trị do bị kháng thuốc.


Bộ Y tế Anh cho biết, mỗi năm người dân đã lãng phí hơn 100 triệu bảng Anh cho việc mua thuốc kháng sinh để điều trị những căn bệnh này mà kết quả đem lại không mấy khả quan. Vì thế, Bộ Y tế đang chuẩn bị một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc này.  

“Nếu bị cảm lạnh, cảm cúm, hay viêm họng, tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và không nên dùng kháng sinh”, ngài Donaldson khuyên.

Theo Hải AnhaFamily (Dailymail)

55% thầy thuốc cơ sở không biết quản lý, theo dõi bệnh hen


Hầu như cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân chỉ chú trọng điều trị cơn hen (khi tái phát hoặc khởi phát) hơn là điều trị bệnh hen.




Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ tại Bệnh viện Phổi Trung ương trên toàn quốc năm 2010 được đưa ra tại hội thảo khoa học Hen và kiểm soát hen do Bệnh viện Phổi chủ trì tổ chức ngày 20/4.
Cũng trong nghiên cứu này, hiểu biết của người dân về bệnh hen còn hạn chế, có đến 78% người dân Hà Nội khi được hỏi không biết hen có thể kiểm soát được; tỉ lệ mắc hen tại Hà Nội chiếm 6% tổng số bệnh nhân trong cả nước.
 
Ngay cả cán bộ y tế cơ sở cũng có hiểu biết hạn chế nên số bệnh nhân hen được chữa đúng cách rất thấp. Hầu như cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân chỉ chú trọng điều trị cơn hen (khi tái phát hoặc khởi phát) hơn là điều trị bệnh hen. Bởi vậy, đến nay chỉ có 5% người bệnh được kiểm soát tốt, tại Hà Nội tỉ lệ này là 40,2% - TS. Nguyễn Viết Nhung, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết.
 
Chưa được kiểm soát tốt nên 95% bệnh nhân còn lại phải gánh chịu những chi phí gián tiếp cho điều trị bệnh rất lớn: Người nhà chăm sóc và người bệnh phải nghỉ việc để điều trị 10-30 ngày/năm chiếm 43%; nghỉ trên 30 ngày/năm chiếm 25%…
 
Vì thế, ngày Hen toàn cầu năm 2011 tiếp tục có chủ đề “Hen có thể kiểm soát tại cộng đồng” nhằm nâng cao hiểu biết cho cộng đồng, có can thiệp sớm từ cơ sở, giảm những chi phí điều trị và những cái chết đáng tiếc do bệnh hen gây nên.

Theo Thịnh An – Pháp luật & Xã hội

Hà Nội: Xu hướng mắc hen tăng do thiếu hiểu biết


Bên cạnh đó, chất thải công nghiệp, bụi, nhiễm trùng, việc dùng thuốc và hóa chất tùy tiện cũng góp phần làm bệnh gia tăng.




“Hiện tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen không những không giảm mà còn có xu hướng ngày càng tăng. Ước tính có khoảng 5% dân số mắc hen. Tại Hà Nội, tỉ lệ mắc hen cao hơn tỉ lệ mắc trung bình của cả nước”, TS Nguyễn Viết Nhung Phó Giám đốc bệnh viện Phổi TƯ cho biết trong buổi hội thảo “Hen và kiểm soát hen” diễn ra chiều 20/4.
Một nghiên cứu mới đây về tình hình kiểm soát hen được thực hiện trên 3.000 dân ở Hà Nội cho thấy, tỉ lệ người đã từng bị khò khè hoặc thở rít là 15,3%, tỉ lệ khò khè hoặc thở rít trong 12 tháng qua là 9,3%. Tỷ lệ tàn phế, tử vong và những tổn hại kinh tế, xã hội do bệnh hen gây ra ngày càng cao.
Nguyên nhân do hiểu biết về hen của người dân và cả thầy thuốc còn hạn chế: 78% người dân thủ đô được hỏi không biết hen có thể kiểm soát được; 75% không biết về các thuốc điều trị hen; 55% không biết các biện pháp phòng ngừa cơn hen, 55% số thầy thuốc cơ sở được hỏi không biết hen được quản lý theo dõi như thế nào; gần 50% người dân không biết về nguyên nhân gây hen.
Bên cạnh đó, nạn ô nhiễm môi trường: chất thải công nghiệp, bụi, nhiễm trùng (vi rút), nấm mốc, lông thú, biểu bì súc vật thải ra môi trường bên ngoài ngày một nhiều, việc sử dụng thuốc và hóa chất tùy tiện, nhịp sống căng thẳng, khí hậu khắc nghiệt nóng và ẩm,… đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Theo Thu Hà, Hồng Hải - Dân trí

Giảm nguy cơ tử vong nhờ chất xơ


Bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp.




Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu dữ liệu của 219.123 nam giới và 168.999 nữ giới. Theo hãng tin ANI, trong cuộc khảo sát, các tình nguyện viên nam bổ sung chất xơ từ 13-29g mỗi ngày và ở nữ giới là 11-26g/ngày. Kết quả cho thấy, bổ sung chất xơ giảm đáng kể nguy cơ tử vong ở cả nam lẫn nữ.
1/5 số lượng nam và nữ giới bổ sung nhiều chất xơ nhất (29,4g/ngày đối với nam giới và 25,8g/ngày ở nữ giới) giảm được 22% nguy cơ tử vong so với nhóm bổ sung chất xơ ít nhất (12,6g/ngày đối với nam giới và 10,8g/ngày ở nữ giới). Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng và bệnh về đường hô hấp giảm 24-56% ở nam giới và 34-59% ở nữ bổ sung nhiều chất xơ.
 
Theo Mai Duyên - Thanh Niên

Miệng hôi do đâu?


Đừng bao giờ quên ăn sáng để mượn nước bọt kéo sạch rác rến trong miệng, nhưng cũng đừng quên đánh răng thật sạch sau đó.




ảnh minh họa - nguồn Internet
Thông thường, hễ mười người có vấn đề với hơi thở thì tới hơn phân nửa nghĩ ngay đến nguyên nhân thật gần, đến lý do đâu đó đang núp kín trong vùng răng miệng.
Chữa hoài không hết vì định kiến
Tất nhiên hơi thở khó trong lành nếu răng không sạch sau bữa ăn, nếu viêm nha chu thường xuyên. Không sai là răng đứng hàng đầu trên bảng danh sách thủ phạm, nhưng không hẳn lúc nào cũng đúng. Bằng chứng là không thiếu người chịu khó đến nha sĩ nhiều lần, nhưng vẫn khổ tâm mỗi lần phải mở miệng.
Số còn lại thường kết tội cho dạ dày vì tiêu hóa trục trặc sao đó nên uế khí dội ngược lên trên. Không sai nhưng cũng chưa chính xác. Đừng quên là hôi miệng do nguyên nhân ở dạ dày, như trong hội chứng trào ngược, trên thực tế chiếm tỷ lệ rất thấp, thậm chí đứng sau bệnh bội nhiễm vùng lân cận như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa… Đây cũng là điểm đáng lưu ý vì nếu các căn bệnh này không được điều trị đến nơi đến chốn thì miệng nếu không hôi mới lạ!
Đáng tiếc nếu chuyện gì cũng vơ đũa cả nắm rồi đổ tội cho vi khuẩn trong miệng. Cũng như người đời, vi khuẩn trong vùng hầu họng, cũng có loại tốt loại xấu. Có nhiều chủng loại vi khuẩn sống trên lưỡi tuy cũng có tên nghe ghê ghê nhưng hữu ích nhờ công năng ngăn chặn các loại “tà” khuẩn.
Nếu vì lý do nào đó mà phe "chính phái" bị đánh tả tơi do một số thói quen xấu của gia chủ, như kéo hơi vào quá thường bằng đường miệng vì nhai kẹo cao su, vì nói nhiều, nói trong khi ăn, lạm dụng thuốc kháng sinh và nhất là hút thuốc, thì lực lượng vi khuẩn phe ta không còn đủ sức trấn áp thành phần nấm mốc bao giờ cũng có sẵn trong miệng và chực chờ từng cơ hội.
Đừng nghe hai tiếng vi khuẩn rồi ghê, phản ứng lên men của nấm mốc mới thực sự là nguyên nhân gây hôi miệng vừa ác liệt về mùi xú uế, vừa khó chữa! Đáng nói hơn nữa là nhiều người chưa biết hậu cứ kín đáo của đám nấm mốc chuyên nghề thừa nước đục thả câu là vùng đáy lưỡi. Đánh răng nhiều lần trong ngày, dùng chỉ chải khe răng đúng y lời dạy của nha sĩ mà quên vùng này thì tiền mất tật mang là cái chắc!
Giải pháp trong tầm tay
Đừng bao giờ quên ăn sáng để mượn nước bọt kéo sạch rác rến trong miệng, nhưng cũng đừng quên đánh răng thật sạch sau đó.
Muốn khử nấm mốc sống ký sinh trong vùng hầu họng lại tương đối đơn giản. Theo lời khuyên của Hiệp hội Nha sĩ ở CHLB Đức nên nhớ:
- Mỗi ngày 2 lần sáng tối dùng cây cạo lưỡi làm sạch vùng đáy lưỡi một cách nhẹ nhàng.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc súc miệng có tính kháng khuẩn vì hễ diệt khuẩn thì nấm mốc lợi dụng thời cơ.
- Uống nước cho đủ trong ngày vì nấm mốc chỉ đợi thiếu nước bọt là thừa nước đục thả câu.
- Nhai ngay chút ngò rí sau khi ăn các món nặng mùi như tỏi, hành, mắm, sầu riêng…
- Súc miệng cho sạch sau khi uống cà phê.
- Súc miệng mỗi sáng với một muỗng canh dầu ăn nếu hay viêm họng để mượn phương pháp của y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda làm phương tiện thanh trùng vùng hầu họng.
- Súc miệng mỗi tối với nước trà pha chút tinh dầu cây thuốc, loại nào cũng được, loại nào dùng xong thấy dễ chịu.
Chuyện đời xưa nay vẫn thế. Thường khi chạy quanh để rồi trở về chỗ rất gần. Nhiều khi giải pháp của vấn đề tưởng chừng nhiêu khê lại đơn giản, lắm khi rất gần trong tầm tay.
 
Theo BS Lương Lễ Hoàng - Dân Việt

Người bệnh mãn tính dễ chết vì cúm


Trong số 11 ca tử vong từ đầu năm đến nay, 7 ca có tiền sử mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, huyết áp cao, vảy nến, gút…




Tại tỉnh Quảng Nam, một bệnh nhân nam 46 tuổi tử vong vì cúm A/H1N1 cũng được xác định trước đó bị khối u trung thất. Mới đây, một bệnh nhân tử vong ở Nam Định do cúm A/H1N1 cũng có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, huyết áp cao. 
 
Bệnh nhân cúm A/H1N1 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thạnh
 
Dễ biến chứng nặng ở thai phụ

Theo các bác sĩ điều trị, bản thân các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đái tháo đường ở giai đoạn cuối, huyết áp cao, suy thận mãn... đã có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân mà không cần đến cúm A/H1N1. Khi mắc thêm cúm A/H1N1 trên nền bệnh sẵn có như vậy thì bệnh sẽ dễ nặng hơn khiến việc cứu chữa khó khăn hơn.
Một thống kê tại Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới Trung ương cho thấy hơn một nửa số bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 là phụ nữ mang thai, trong đó nhiều trường hợp đã phải đình chỉ thai nghén. Cũng theo bệnh viện này, hơn 40% bệnh nhân tử vong vì cúm A/H1N1 là phụ nữ mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Lý giải tình trạng phụ nữ mang thai nhiễm cúm A/H1N1 tăng vọt trong thời gian qua, giới chuyên môn cho rằng do trong thời gian mang thai, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm nên dễ nhiễm bệnh hơn.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới Trung ương, cảnh báo: Với thai phụ, nếu bị nhiễm virus cúm A/H1N1, ngoài việc bệnh sẽ nặng hơn, khó điều trị thì còn dễ dẫn đến kết quả xấu cho thai nhi như dị dạng, sẩy thai, sinh non, nhẹ cân...
Không chủ quan
Theo số liệu giám sát cúm trọng điểm quốc gia, số ca mắc cúm có xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 đang có dấu hiệu giảm dần về số lượng và không ghi nhận thêm chùm ca bệnh nào. Tuy nhiên, người dân không nên chủ quan và không được tự ý sử dụng thuốc điều trị cúm khi không có chỉ định của bác sĩ.
Các chuyên gia dịch tễ cũng cảnh báo rằng hầu hết mọi người đều dễ dàng mắc cúm A/H1N1 nếu tiếp xúc với mầm bệnh. Hơn nữa, do biểu hiện lâm sàng của bệnh tương đối nhẹ nên người dân chủ quan vẫn đi làm bình thường. Trong quá trình giao tiếp, nếu họ không mang khẩu trang, sẽ dễ lây cho người khác. Thông thường, sau 5 ngày nhiễm cúm A/H1N1, bệnh sẽ đỡ nhưng với trường hợp nặng có thể từ ngày thứ 4 sẽ biến chứng viêm phổi, rối loạn ý thức, da xanh, nôn liên tục, hạ huyết áp. Các trường hợp tử vong do cúm nặng thường do suy hô hấp nặng và suy đa tạng, suy thận và gan.
 
68% bệnh nhân tuổi dưới 20
Tại TPHCM, trong những tháng đầu năm, dù số ca mắc cúm A/H1N1 xuất hiện lẻ tẻ nhưng hầu hết là ca nặng, dễ tử vong. Mới nhất trong tháng 4 là trường hợp bệnh nhân P.V.S (44 tuổi, ngụ quận Tân Phú). Thông tin từ Viện Tim TPHCM cũng cho biết vừa tiếp nhận để theo dõi tình trạng suy tim cho một bệnh nhân vừa suy tim nặng vừa nhiễm cúm A/H1N1.
Theo Viện Pasteur TPHCM, số người mắc cúm A/H1N1 đang có chiều hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành khu vực phía Nam. Cụ thể, gần đây nhất đã xuất hiện một số ổ dịch cúm A/H1N1 ở 2 tỉnh Bến Tre và Bình Phước. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng Khoa Y tế công cộng của viện, cho biết ngoài việc dễ gây tử vong đối với nhóm người nguy cơ cao, mắc bệnh mãn tính thì người trẻ bị virus cúm A/H1N1 tấn công đang là vấn đề đáng quan tâm. Hiện có trên 68% bệnh nhân xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1 ở trong độ tuổi dưới 20.
Sở Y tế TPHCM vừa yêu cầu y tế cơ sở phối hợp cùng chính quyền các quận, huyện tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp trọng tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt tại trường học.

Mỗi năm khoảng 40.000 người tử vong do thuốc lá


Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và ước tính đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 70.000 người.




Thông tin tại hội thảo giới thiệu dự án Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Health Bridge Canada tại Việt Nam tổ chức cho biết, hiện mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá và ước tính đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 70.000 người.
 
Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao hàng đầu thế giới với 23,8% số người trưởng thành (15 tuổi trở lên) hút thuốc lá và thuốc lào.
 
Dự án Luật cũng quy định 10 hành vi bị nghiêm cấm gồm, kinh doanh thuốc lá lậu, thuốc lá giả, thuốc lá không bảo đảm chất lượng, sản phẩm mô phỏng thuốc lá; in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá không đúng theo các quy định của pháp luật; quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức; sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm, dịch vụ khác; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi…
 
Theo T.B - Sức khỏe & Đời sống

Mẹ đã biết rửa mũi cho bé đúng cách?


Mũi bé sạch sẽ giúp phòng ngừa các bệnh đường hô hấp và hạn chế mắc bệnh viêm xoang khi đến tuổi trưởng thành.





  
Vệ sinh mũi hàng ngày cho bé là rất cần thiết

Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách rửa mũi đúng cách cho bé. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia.

Mẹ nên rửa mũi cho bé tốt nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ dài ban đêm, nếu mũi bé có nhiều bụi bẩn, nước mũi,… sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Rửa mũi cho bé cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng một que bông ngoáy tai tai để vệ sinh mũi cho bé. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ đừng quên tẩm một chút nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé. Nước muối vừa làm sạch vi khuẩn và tạo độ ẩm cho mũi, tránh cho bé bị đau khi được vệ sinh mũi.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể dùng lọ xịt nước muối biển để vệ sinh mũi cho bé. Để lọ xịt gần mũi bé, ấn mạnh, nước muối sẽ vào sâu bên trong mũi bé. Những bụi bẩn sẽ theo nước muối này chảy ra ngoài. Dùng giấy ăn mềm hoặc giấy ướt lau cho bé sau đó vứt đi.

Cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng.

Ngoài ra, để bảo vệ mũi bé, bạn nên giữ phòng của bé luôn được ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Theo Dung Nhi - Dân trí

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Phòng và chữa bệnh hô hấp cho trẻ em

Những năm gần đây, tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em.

Theo bác sĩ Lê Thanh Hải- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ: “Thời gian gần đây, mỗi ngày Bệnh viện Nhi TƯ tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen phế quản... Thậm chí vào những lúc cao điểm, một ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 2.000 trẻ đến khám bệnh thì 80% trong số này bị viêm đường hô hấp”. Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp và biện pháp nào để xử lý và ngăn ngừa bệnh hiệu quả? 
1. Trẻ ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh nhất:
- Trong những năm đầu đời ( từ 1 đến 5 tuổi), trẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp do cấu trúc giải phẫu của trẻ chưa hoàn chỉnh, hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn kém.
- Ngoài ra, trẻ có tiền sử đẻ non, mắc các bệnh mãn tính, dị tât bẩm sinh, suy giảm miễn dich bẩm sinh hoặc mắc phải… đều có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp rất cao.
2. Nguyên nhân trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp
- Sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị lây nhiễm,
- Môi trường sống, môi trường không khí ô nhiễm, thực phẩm có dư lượng hóa chất có hại…
- Nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn mà hiện nay chưa có thuốc phòng và điều trị đặc hiệu.
3.  Tác hại của bệnh
-Bệnh đường hô hấp có mức độ lây nhiễm cao, khó kiểm soát, có thể gây dịch nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng hơn so với các bệnh thông thường khác.
- Trẻ mắc bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ hội học hỏi và lĩnh hội kiến thức bị gián đoạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và kinh tế của cha mẹ do phải dành nhiều thời gian để chăm sóc trẻ khi trẻ bệnh.
- Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời , bệnh nặng và có thể gây những hậu quả nguy hiểm cho trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.... Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm có khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong vì bệnh đường hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt ở các nước đang phát triển.
4.  Lưu ý cha mẹ :
Khi thấy trẻ bệnh, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên cho bé đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa
- Nhiều bậc cha mẹ có thói quen không tốt là khi thấy con mình bị ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi,… lại cho đó là bệnh bình thường, chỉ cần ra hiệu thuốc để mua các loại thuốc trị cảm là xong.
- Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được rằng, đối với trẻ em, những loại bệnh “thường gặp” ấy có khả năng dẫn đến những nguy cơ như viêm phổi, viêm xoang, hen mãn tính… thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Vì vậy, khi thấy trẻ bệnh, các bậc cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên cho bé đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho bé.
5. Lợi ích của Beta Glucan1,3/1
- Beta-Glucan1,3/1,6 có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, trong đó có khả năng giúp tăng cường hàng rào miễn dịch tự nhiên. Điều này đã được ghi nhận và được báo cáo trong nhiều hội thảo khoa học và trên các tạp chí trong thời gian gần đây. Sau khi được ăn/ uống vào cơ thể qua đường tiêu hóa, Beta-Glucan1,3/1,6  được hấp thụ qua ruột non.
- Beta-Glucan1,3/1,6  sẽ kích thích miễn dịch trên các tế bào và tăng cường sức mạnh cho chúng.  Những tế bào của hệ thống miễn dịch được tăng cường sức mạnh sẽ nhận dạng và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng mới nhất của nhà khoa học Talbott (Shawn Talbott  and Julie Talbott - SupplementWatch & GLH Nutrition, LLC, Draper, UT, USA) công bố năm 2009 qua đó cho thấy tác dụng của Beta-Glucan1,3/1,6 trong việc làm giảm đáng kể các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên như:  nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho..
6. Bổ sung Beta Glucan cho trẻ bằng cách nào?
- Beta-Glucan 1,3/1,6 là một hỗn hợp sinh học polysaccharide được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như: men làm bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc (yến mạch, đại mạch), tảo…Và hiện nay, Beta Glucan cũng đã được bổ sung vào các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như sữa bột.
- Như vậy, cùng với các lợi ích của Beta-Glucan 1,3/1,6 , để có thể giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh hô hấp thông qua tăng cường sức đề kháng tự nhiên, các bậc cha mẹ nên lưu ý cung cấp cho con 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Theo Quỳnh Hương - Phunuonline

Vì sao trẻ bị lao dù đã tiêm phòng?

Hiệu quả của việc tiêm phòng lao chỉ là 60-70% do số bệnh nhân mắc lao không được kiểm soát trong cộng đồng là rất lớn.

Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh nhất do miễn dịch kém và tiếp xúc với người thân bị bệnh.
BS. Hoàng Thanh Vân, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Các bệnh phổi TƯ cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận thêm 4-5 bệnh nhân mắc lao mới. Phần lớn bệnh nhân đến khám và nhập viện trong tình trạng đã quá nặng, do bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.
 
Tại Phòng Hồi sức tích cực của bệnh viện Các bệnh phổi TƯ, tất cả bệnh nhân đều trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, sốt cao liên tục… trong đó có trường hợp của bệnh nhi Nguyễn Quang H. (6 tháng tuổi, Thanh Hóa). “Nghĩ con đã tiêm mũi phòng lao rồi nên khi cháu có triệu chứng (ho, sốt,…) tôi tưởng con bị viêm phổi. 

Đến khi điều trị ở bệnh viện huyện nhiều lần không đỡ, đưa cháu lên viện Nhi TƯ khám mới biết cháu bị lao”, chị Thu - mẹ bé H. nghẹn ngào kể. Khi biết rõ bệnh của con, mẹ của chị cũng đi khám và phát hiện bị lao nên buộc phải cách ly để chữa bệnh.
 
Theo các bác sĩ, sở dĩ có tình trạng này là vì hiệu quả của tiêm phòng lao chỉ đạt 60-70% do số bệnh nhân mắc lao không được kiểm soát trong cộng đồng là rất lớn. Trong khi đó, trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị vi rút lao tấn công nhất do miễn dịch kém và nguồn truyền bệnh chủ yếu từ bố mẹ, ông bà….
 
“Vì thế, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, phải tiêm phòng đầy đủ sau đẻ (càng sớm càng tốt) cho trẻ”, BS. Vân khuyến cáo. 

Theo Dân trí

Thực phẩm trị cúm


Mùa đông sẽ không phải còn là mùa của bệnh cúm và các bệnh lây nhiễm do virus khi bạn biết cung cấp cho cơ thể vũ khí để “chiến đấu”.




Nhiệt độ cơ thể xuống thấp sẽ dẫn tới sự mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, là điều kiện lý tưởng cho virus xâm nhập hoặc phác tác. Bạn không thể cách ly mình khỏi dịch bệnh, khỏi môi trường đầy rẫy virus, vi khuẩn trong suốt mấy tháng mùa đông nhưng cơ thể bạn sẽ bớt “nhạy cảm” hơn và hệ miễn dịch sẽ được tăng cường khi bạn biết tuân thủ theo những lời khuyên dưới đây:

Ăn rau lá xanh mỗi ngày

Các loại rau họ cải (cải xanh, cải cúc, cải ngọt…), súp lơ xanh và rong biển là nguồn cung cấp vitamin D lý tưởng. Hệ miễn dịch sẽ được củng cố khi chúng ta thường xuyên “tắm nắng”. Theo nhiều nghiên cứu mới đây thì một cơ thể dồi dào vitamin D sẽ là hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh liên quan đến hô hấp và đương nhiên là phòng được bệnh loãng xương, xơ cứng khớp…

Ăn kiwi, bưởi hoặc cam hằng ngày

Đây là những loại quả rất giàu vitamin C, các chất chống ôxy hóa có khả năng chống lại bệnh cảm lạnh và cúm.

Các chất này cũng tìm thấy nhiều trong bắt cải, ớt chuông, cà chua, súp lơ.

Tí tách với hạnh nhân và hạt hướng dương

2 đồ ăn vặt này không chỉ cung cấp vitamin E, chất chống ôxy hóa có khả năng khóa các gốc tự do và giữ cho làn da luôn mềm mại và căng tràn sức sống, mà còn là nguồn axit béo giúp cho hoạt động của cơ thể được “trơn tru”.

Món tỏi hấp dẫn!

Chỉ riêng mùi hăng hăng của tỏi đã đủ để các bệnh tật phải tránh xa bởi vì mọi người sẽ giữ khoảng cách nhất định với bạn – một cách tuyệt vời để phòng cúm.

Theo những nghiên cứu khoa học thì tỏi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ củng cố hệ miễn dịch đến “xua đuổi” các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm!



Vô hiệu hóa bệnh cúm với gừng

Gừng từ lâu đã được xem là liệu pháp dân gian, giúp thông mũi, giảm buồn nôn và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Không bỏ qua các thực phẩm giàu cacbon hydrate

Đó là ngũ cốc nguyên cám, khoai lang và đậu đỗ.

Cơ thể chúng ta cần cacbon hydrate để tạo năng lượng và khi không đủ, cơ thể bị thiếu hụt, sẽ dẫn tới mệt mỏi, hàng rào bảo vệ cơ thể suy yếu và tạo điều kiện cho các loại virus vi khuẩn xâm nhập.

Theo Dân Trí

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Bệnh "cúm" nguy hiểm hơn so với "cảm lạnh". Chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi

Viện Giám sát Cúm châu Âu mới đây khuyến cáo những người nghi mắc bệnh cúm cần phân biệt rõ các biểu hiện "cảm lạnh và "cúm" theo đúng nghĩa y học.

Theo Giáo sư Koos van der Velden, làm việc tại Viện Giám sát Cúm châu Âu, cúm là một bệnh lý do virus có tên influenza (thể A hoặc B) gây ra, có thể gọi là "cúm dịch".

Người mắc cúm dịch thường sốt cao đột ngột, kèm theo ho khan dữ dội, nhức đầu, đau nhức cơ toàn thân, cảm giác lạnh và mệt mỏi. Một khi nhiễm cúm, người bệnh sẽ nhanh chóng kiệt sức, không thể đi lại được.

Trong khi đó, cảm lạnh là một phản ứng của cơ thể với thời tiết lạnh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là bệnh cúm. Người bị cảm lạnh thường có biểu hiện xổ mũi và ho có đờm.

Trên thực tế, bệnh "cúm" nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với chứng "cảm lạnh". So với cúm dịch, chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi.

Các nghiên cứu của Viện Giám sát Cúm châu Âu còn cho thấy chứng cảm lạnh thường xảy ra vào đầu tháng 9 ở đối tượng là trẻ em, trong khi bệnh cúm dịch lại bắt đầu sớm nhất vào tháng 12 và kéo dài không quá từ 5 đến 8 tuần. Đối tượng dễ mắc bệnh cúm nhất là thanh thiếu niên.




Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bệnh cúm thường được chữa trị dễ dàng và không để lại di chứng. Những người ở tuổi trung niên trở lên, mặc dù khó nhiễm bệnh hơn, nhưng khi mắc lại thường là những ca phức tạp, có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, một khi có các biểu hiện cúm, người bị bệnh cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cho đến nay, cách phòng chống cúm dịch hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắcxin, nhưng theo các nhà chuyên môn, hiệu quả tiêm vắcxin cũng không phải là tuyệt đối. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả phòng ngừa của vắcxin cúm giảm nhanh hoặc chậm tùy theo cơ thể mỗi người.

Chính vì vậy, Giáo sư Velden khuyến cáo không nên tiêm vắcxin quá sớm trước mùa dịch cúm. Ngay cả đối với những người đã tiêm vắcxin phòng cúm vẫn có tới từ 5-40% trường hợp nhiễm cúm do không phát huy được các kháng thể cần thiết.

Đối với các trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo nên dùng các loại thuốc chống virus đặc trị với liều lượng thích hợp để tránh các biến chứng phức tạp hơn.

Theo Tuổi Trẻ

Ngáy to không đều, coi chừng ngưng thở lúc ngủ


Ngưng hô hấp chỉ diễn ra vài giây, tuy không gây tắt thở nhưng khả năng tử vong đối với bệnh nhân vẫn có thể xảy ra.


Bị vợ phàn nàn là ngáy quá to trong khi ngủ, ông Huy đến Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM khám, được bác sĩ xác định ông không chỉ ngáy mà còn thường xuyên bị ngưng thở trong đêm.
Để có được xác định này, tại phòng nghiên cứu, các bác sĩ sử dụng máy đa ký giấc ngủ để theo dõi tất cả hoạt động tim mạch, hô hấp, não, mắt. Ông Huy đeo thiết bị rồi nằm ngủ. Kết quả được máy tính ghi lại.
Sau một đêm theo dõi, kết quả hiển thị theo dạng biểu đồ trên màn hình cho thấy, bệnh nhân 57 tuổi có nhiều lần ngưng thở. Trong những lần ngưng thở, nhịp tim cũng dao động bất thường. 

Máy đa ký giấc ngủ có thể giúp phát hiện tình trạng ngưng thở của bệnh nhân - Ảnh: Cao Lâm
PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội hô hấp TP.HCM cho biết, nguyên nhân khiến bệnh nhân ngưng thở là do thể trạng thừa cân dẫn đến hội chứng giảm thông khí, tức đường thở bị chèn ép lúc ngủ gây ngạt.
“Hiện tượng này khiến não và tim của bệnh nhân phải hoạt động một cách cật lực để vực dậy tình trạng ngưng thở. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân”, BS Lan nói.
Một trường hợp khác, mắc chứng ngáy lớn, ngáy từng chập và khó thở, đến trung tâm được chẩn đoán đa ký giấc ngủ, bà Nguyễn Thị Rần, 60 tuổi, ngụ tại Tân Bình, cũng đồng thời biết mình đã suýt chết nhiều lần trong lúc ngủ. Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến bà ngưng thở cũng do tình trạng béo phì dẫn đến hiện tượng giảm thông khí đường hô hấp.
Mỗi tháng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM tiếp nhận hàng chục trường hợp tương tự.
Không chỉ ở người lớn, trẻ béo phì cũng có nguy cơ bị hội chứng này. Được bố mẹ đưa đến trung tâm khám bởi chứng ngáy, gồng người và toát mồ hôi toàn thân khi ngủ, một bé trai 14 tuổi, nặng 91 kg, được xác định bị ngưng thở vài giây trong khi ngủ.
Tại BV Chợ Rẫy (TP HCM), thống kê cho thấy mỗi năm có hơn 200 bệnh nhân đến khám về vấn đề hô hấp và gần 90% trường hợp có liên quan đến hội chứng ngưng thở lúc ngủ.


Ngưng thở lúc ngủ dễ dẫn đến tử vong hoặc biến chứng nguy hiểm bởi tim và não
 bị ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh: Cao Lâm
Tuy Việt Nam chưa có nghiên cứu để thống kê số lượng cụ thể, song căn cứ vào lượng bệnh nhân đến khám thì hiện có rất nhiều người mắc hội chứng này: “Khoảng 50% trường hợp mắc chứng ngưng thở là người có thể trạng béo phì. Đa số bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên”, BS Lan cho biết.
Theo BS Nguyễn Xuân Bích Huyên, nguyên Trưởng khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy, triệu chứng thường thấy của những người mắc chứng ngưng thở lúc ngủ là ngáy to, ngáy không đều (lúc ngáy to, lúc ngưng hẳn) và đau đầu, buồn ngủ vào ban ngày.
“Bệnh dễ khiến bệnh nhân bị cao huyết áp, lên cơn đau tim và tai biến mạch máu não do thiếu oxy máu. Chính vì nguy cơ này, những người thường xuyên bị ngáy trong lúc ngủ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn”, bà Huyên nói.
Cách chữa trị duy nhất đối với người có thể trạng béo phì là giảm cân. Ngoài ra để ngăn ngáy và ngưng thở khi ngủ, người bệnh nên nằm nghiêng.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để mở rộng đường dẫn khí vùng họng hoặc thay đổi hình dạng, kích thước lưỡi gà, vòm khẩu mềm hay các mô chung quanh vùng họng.
Theo VnExpress

Hà Nội: tỉ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất nước


BV Lao và bệnh phổi Hà Nội cho rằng việc bệnh nhân không tuân theo lộ trình điều trị là một trong những nguyên nhân chính.




Theo thống kê của Chương trình chống lao quốc gia, Hà Nội là địa phương có tỉ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất nước, khoảng 5%, trong đó có những bệnh nhân kháng 3-4 loại thuốc điều trị. Tỉ lệ chung cả nước là 2,7%.
Theo chương trình chống lao quốc gia, chi phí điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc gấp 100 lần chi phí điều trị bệnh lao thông thường, và bệnh nhân lao đa kháng thuốc sẽ tử vong nhanh hơn nhiều so với bệnh nhân lao thông thường, nếu không được điều trị.
Hiện Hà Nội là một trong 5 địa phương có dự án điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc, nhưng chỉ có 8 bệnh nhân được tài trợ tham gia dự án.
 
Theo Tuổi Trẻ

Những lý do nên tránh xa vỉa hè, đường lớn


Việc "lượn" nhiều trên đường là thủ phạm hàng đầu gây đau tim, viêm đường hô hấp mãn tính, tờ The Lancet vừa cho biết.


Đó là vì không khí ô nhiễm chứa đầy các hạt bui và hồ bóng có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (một micromet bằng một phần triệu mét), chúng len lỏi vào phổi và gây viêm.

Jon Ayres, giáo sư về môi trường và bệnh hô hấp tại Đại học Birmingham, cho biết: "Các hạt này gây bệnh cho đường hô hấp và dường như làm tăng tính dính của máu. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh mạch vành ở tim, nó có thể góp phần gây ra cơn đột quỵ".

Không khí ô nhiễm không chỉ liên quan đến đột quỵ, bệnh tim và ung thư - nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ lên những người có bệnh mãn tính ở đường hô hấp. Người bị hen có nguy cơ bị các cơn hen mỗi ngày khi ô nhiễm cao.

Để giảm thiểu những tác hại này, các chuyên gia đưa ra những bí quyết sau:
 
Đi đường vắng

Một nghiên cứu phát hiện rằng người đi bộ trên phố lớn Marylebone ở London sẽ hít thở lượng ô nhiễm tương đương với một điếu thuốc lá trong 48 phút.

Để giảm sự tiếp xúc này, hãy tránh đi vào đường lớn. Đó là những nơi có mật độ xe cộ cao nhất và cũng dễ tắc đường hơn (khói xe đậm đặc hơn), có nhiều xe bus hơn (thường chạy bằng diesel). Các động cơ diesel phả ra những hạt siêu nhỏ dễ dàng chạy vào phổi.

Chọn những con phố vắng, những đường dành cho người đi bộ gần công viên, đường có nhiều cây. Tránh xa những con đường mà hai bên là các cao ốc thẳng đứng, chúng tạo ra những thung lũng tích tụ khí bẩn.

Mua cây cảnh trồng trong nhà

Chúng ta dành 90% thời gian ở trong nhà, nhưng một nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã tìm thấy mức độ ô nhiễm trong nhà cao gấp 2 đến 5 lần so với ngoài trời.

Đừng lạm dụng điều hòa kín trong phòng, thay vào đó hãy mở cửa sổ. Cây trong nhà sẽ giúp làm sạch không khí. Các máy photocopy giải phóng lượng lớn bụi lơ lửng, vì thế tránh ngồi gần chúng khi làm việc.

Tránh xa vỉa hè

Năm 2005, nhóm nghiên cứu từ Đại học hoàng gia Anh tìm thấy đi bộ ở rìa của vỉa hè khiến bạn hít phải khí ô nhiễm nhiều hơn so với khi đi sát vào mé các tòa nhà phía trong. Tương tự, nếu bạn đang đợi đèn xanh để sang đường, hãy đứng lùi lại, và tránh bị mắc kẹt trên dải phân cách giữa đường.

Nhóm khoa học từ Đại học Công nghệ Queensland (Australia) cũng tìm thấy khi xe hơi khởi hành lúc hết đèn đỏ, nó phả ra ô nhiễm hơn nhiều so với khi đang chạy qua đèn xanh.

Nếu bạn đưa con trong xe đẩy trên vỉa hè, đừng đưa bé ra mé ngoài sát đường.

Ngồi ở tầng trên của xe bus (hoặc tránh xa phía người lái)

Trong các nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London, ngồi ở phía người lái trên xe bus (gần động cơ xe) có thể làm tăng sự tiếp xúc với ô nhiễm lên 10%.

Đi bộ khi trời mưa

Mưa và gió làm các hạt bụi bẩn bị cuốn đi. Nhưng trong những ngày nắng nóng, lớp không khí bẩn đặc quánh cứ luẩn quẩn bên dưới và bạn sẽ hứng đủ nếu đi bộ khi đó.

Nếu bạn thích chơi thể thao ngoài trời ngày nắng nóng, hãy làm vào buổi sáng. Vì ô nhiễm không khí sẽ đạt đỉnh vào buổi chiều.

Đừng chạy bộ hoặc đi xe đạp trên đường đông người

Bạn có thể nghĩ rằng chạy bô hoặc đi xe đạp là tốt cho sức khỏe. Nhưng khi đó, nhịp tim tăng lên, làm phổi nở gấp 2-3 lần, và bạn sẽ hít "no" khí độc hại.

Nếu vẫn muốn duy trì hoạt động này, hãy đeo thêm khẩu trang chống ô nhiễm. 
Theo VnExpress

Chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng hô hấp


Những tháng hè thời tiết oi bức khiến tỉ lệ trẻ em khám bệnh và nhập viện vì các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp tăng đột biến.




Theo sự hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh, nên mới có từ “cảm lạnh” trong dân gian ! Vậy tại sao lại có hiện tượng này?

Nguyên nhân

Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng ! Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nghĩ là trẻ còn yếu ớt, mỏng manh nên dù trời nóng thế nào, cha mẹ vẫn trùm lên đầu con một cái mũ len dày, khoác một cái áo len ấm và quấn thêm một lớp khăn cho khỏi…lạnh.

Trẻ nhỏ chưa biết nói, chỉ còn biết chống nóng bằng cách …đổ mồ hôi. Khi cha mẹ cởi bớt đồ ra để thay tã cho trẻ, mồ hôi của trẻ có đường bốc hơi ra ngoài. Nếu có một cơn gió nhẹ thoảng qua, mồ hôi bốc hơi ào ào, khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Còn trẻ lớn thì sao ? Đang chơi hăng say mồ hôi túa ra đầm đìa, trẻ uống vội một cốc nước lạnh, hoặc ra quạt máy đứng, hoặc tắm nước lạnh,… cũng bị nhiễm lạnh.

Khi bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, các vi trùng và siêu vi có sẵn trong đường hô hấp bùng lên tấn công cơ thể. Triệu chứng thường gặp là sốt, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, khàn tiếng. Sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng thường lui dần và khỏi bệnh trong vòng một tuần. 



Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ bệnh lan xuống đường hô hấp dưới gây nên viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ phải luôn chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Vậy, dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh trở nặng ?

Đó là khi trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở có tiếng kêu bất thường, hoặc trẻ bị sốt cao co giật. Trẻ nhỏ hơn mà bỏ bú hoặc tím tái là nặng. Trường hợp này cần phải cấp cứu ngay.

Các trường hợp viêm hô hấp thông thường thì xử trí thế nào ?

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp. Chúng ta phải làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng việc lau mũi, hút mũi, nhỏ mũi thường xuyên. Thường là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trước, sau đó hút sạch bằng dụng cụ hút mũi. Nếu trẻ lớn thì bảo trẻ hỉ mũi ra.

Ho là triệu chứng khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột và mong có được loại thuốc thần diệu nào khiến cho trẻ uống vào là dứt được ho ngay. Lưu ý các bậc phụ huynh rằng ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống dịch tiết và các chất lạ ra khỏi đường hô hấp. 

Nếu trẻ viêm phổi mà không thể ho được thì đàm nhớt cùng vi trùng sẽ vẫn còn nằm lại trong đường thở của trẻ, không bị tống xuất ra ngoài được. Chỉ đối với ho khan gây kích thích nhiều thì mới sử dụng thuốc ức chế ho. Các thuốc giảm ho nên dùng loại chứa thảo dược vì không gây tác dụng phụ nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nếu có sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước, sau đó đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Trong thời gian trẻ bệnh, cha mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ ăn bú như bình thường, chia nhỏ các cữ ăn trong ngày giúp tăng khả năng tiêu hóa và giảm bớt ói ọc. Nếu bắt trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Có biện pháp nào nhằm hạn chế mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp ?

Thứ nhất là phải tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Thứ hai là tránh ô nhiễm như khói, bụi ngoài đường, khói thuốc lá trong gia đình. Thứ ba là nên rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả cho người chăm sóc trẻ trước khi ăn. 

Nên bỏ thói quen ho vào tay mà cần có khăn giấy để ho và hỉ mũi. Thứ tư là phải cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để bản thân trẻ có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Đăng bởi : Bs Đặng Thị Kim Huyên-Phó khoa Hô hấp

Theo bệnh viện Nhi Đồng 2

Theo dõi triệu chứng của hen


Theo dõi triệu chứng hen suyễn mỗi ngày và thông báo đầy đủ cho bác sĩ có thể giúp họ nghĩ ra liệu pháp trị bệnh của bạn hữu hiệu hơn.




Theo trang tin healthday.com, các chuyên gia từ Hiệp hội Phổi Mỹ đưa ra những chỉ dẫn sau: 

1. Chú ý đến các triệu chứng thường xảy ra ban ngày như khó thở, khò khè, ho và cảm giác tức ngực.

2. Ghi lại số lần triệu chứng hen làm bạn thức giấc mỗi đêm và những triệu chứng đó là gì.

3. Theo dõi số lần bạn phải dùng lọ thuốc hít.

4. Liệt kê hoạt động mà bạn gặp khó khăn như đi bộ, leo cầu thang...

Theo Thanh Niên

Trẻ em ở nông thôn ít bị hen suyễn nhờ... vi khuẩn


Có thể sự kết hợp đặc biệt giữa các vi sinh vật kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh và kiềm chế bệnh hen suyễn phát triển.




TS Markus và GS Erika von Mutius tại ĐH Ludwig-Maximilians đã công bố một kết quả nghiên cứu khả thú vị, cho thấy trẻ em ở các trang trại ít bị hen suyễn hơn so với trẻ em sống ở các vùng nông thôn khác. Phát hiện chứng tỏ vi sinh vật có vai trò nhất định trong việc bảo vệ trẻ em chống lại căn bệnh này.

Cơ chế sinh học của nó vẫn đang được làm sáng tỏ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loài có liên quan đến nguy cơ hen suyễn. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống hen suyễn trong cộng đồng. 

Suyễn là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em và trong rất nhiều trường hợp nó đi theo họ trong suốt cuộc đời. Đó là thách thức với các nhà hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe. 

Các nhà khoa học đã khảo sát một nhóm lớn học sinh Bavarian và từ các nông trại hoặc gần gũi với nông trại. Họ nghiên cứu vi khuẩn trong nước, phân tích mẫu bụi trong phòng ngủ, phân tích DNA của vi khuẩn và nấm. 

Kết quả cho thấy trẻ em sống ở nông trại phải tiếp xúc với vi khuẩn lớn hơn nhiều lần. Vi khuẩn và nấm hoạt động như tác nhân bảo vệ sức khỏe, số vi sinh vật càng nhiều thì nguy cơ hen suyễn càng giảm.

Tuy cơ chế chưa rõ ràng, nhưng các nhà khoa học suy đoán rằng có thể có sự kết hợp đặc biệt giữa các vi sinh vật kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh và ngăn nó chuyển thành dạng thúc đẩy phát triển bệnh hen suyễn. 

Trong tương lai các nhà khoa học phải làm sáng tỏ bản chất sự liên quan giữa vi khuẩn trong bụi có tác dụng bảo vệ khỏi bệnh hen suyễn, xác định được những loại vi sinh vật cụ thể có tác dụng giống như vắc-xin chống hen suyễn. 

Theo VietNamNet

Trị cảm lạnh từ chất kẽm

Bổ sung kẽm có thể giúp bệnh cảm lạnh bớt trở nặng và mau hết bệnh.

Đó là kết luận do trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia Meenu Singh thuộc Viện Nghiên cứu và giáo dục y tế tại Ấn Độ đưa ra sau khi hồi cứu dữ liệu của 15 cuộc khảo sát liên quan tới 1.360 người, hãng New Kerala đưa tin.

Cụ thể, viên kẽm hoặc si-rô kẽm được uống trong ngày triệu chứng cảm lạnh khởi phát giúp bệnh không phát nặng và nhanh dứt. Trong 7 ngày, nhiều người ở nhóm bổ sung kẽm đã hết bị cảm lạnh so với nhóm dùng giả dược. 

Trẻ dùng si-rô kẽm hoặc viên kẽm trong 5 tháng hoặc lâu hơn thường ít bị cảm lạnh hơn. Kẽm cũng giúp giảm việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em.


Theo Thanh Niên

Viêm đường hô hấp trên (kỳ 2)


Triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu…




Biểu hiện và biến chứng

Viêm đường hô hấp trên (ĐHHT) không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu…

Đặc điểm quan trọng là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong vì viêm ĐHHT thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là sổ mũi, hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và nhiều lần trong ngày. Sau đó, người bệnh sẽ bị sổ mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. 

Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì người bệnh sẽ bị khàn tiếng. Càng nói nhiều như ca sỹ, người bán hàng, giáo viên… thì tốc độ khàn tiếng càng nhanh và trầm trọng vì dây thanh âm càng bị tổn thường nặng nề. Ban đầu chỉ là khàn tiếng, giọng mũi, sau đó tiếng bị khàn đục và có khi mất giọng. 

                   Cần điều trị kịp thời và triệt để bệnh viêm đường hô hấp trên để tránh biến chứng

Giữa các bộ phận mũi - họng - thanh quản - xoang đều thông với nhau nên khi một cơ quan bị bệnh thì nó sẽ nhanh chóng lây sang cơ quan liền kề và các triệu chứng sẽ nhanh chóng tổ hợp lại thành một hình ảnh bệnh lý đầy đủ.

Viêm ĐHHT đa phần chỉ sau 5-6 ngày bắt đầu lui dần tiến tới tự khỏi sau 2 tuần. Bệnh có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

 Hay gặp biến chứng viêm đường hô hấp dưới nếu viêm ĐHHT không được xử trí đúng đắn và đúng mức. Do đó, dù bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông vẫn có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em. 

Ngoài những biến chứng này thì viêm ĐHHT thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vì vậy cần có thái độ dự phòng đúng mức với bệnh này.

Phòng tránh như nào?

Bệnh viêm ĐHHT chủ yếu là do virus gây ra nên mới chỉ có phương án điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm dòng NSAID nhằm ngăn chặn sốt quá cao và tai biến co giật do sốt cao. 

Thuốc kháng histamin nhằm ngăn chặn giải phóng quá nhiều chất trung gian hóa học gây viêm do cơ chế phản ứng quá mức. Còn lại là dựa vào sức đề kháng của người bệnh và chờ cho đến khi cơ thể tự đào thải virus.

Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu. Giữ đôi tay sạch sẽ khi ăn uống (vì virus xâm nhập vào đường hô hấp theo đường thở và đường ăn uống). Đeo khẩu trang sẽ giúp tránh bụi, hơi nóng, hơi lạnh, khí độc. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể theo hơi thở, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện. 

Tránh nằm điều hoà quá lạnh hay làm việc trong môi trường quá nóng. Giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ giúp phòng tránh khá tốt với bệnh này.

Theo Sức khỏe & Đời sống