Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Giải mã cơn ho kéo dài

Ho là triệu chứng thường gặp mỗi khi đông về, được chia thành ho cấp tính(kéo dài dưới 4 tuần) và ho mạn tính (kéo dài từ 8 tuần trở lên). Để chữa trị hiệu quả, bạn cần xác định điều gì gây go và dưới đây là 8 nguyên nhân bạn có thể tham khảo do Men's Health đưa ra.
[Caption]
Ảnh: Men's Health
Viêm phế quản cấp tính 
Cảm lạnh thông thường gây ho khan đi kèm chảy nước mũi, đau họng hoặc sung huyết. Trong trường hợp ho nhiều và có đờm, bạn có thể đã bị viêm phế quản cấp tính.
Hầu hết các ca viêm phế quản cấp tính do virus gây ra nên dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia, khi mắc bệnh, bạn sẽ cần trung bình 18 ngày để hồi phục.
Viêm phổi
Ho kéo dài kèm đờm không màu hoặc lẫn máu là dấu hiệu của viêm phổi. Những biểu hiện có thể đi kèm bao gồm sốt, mệt mỏi toàn thân, khó thở và lạnh. Đáng lưu ý, cơn ho do viêm phổi đôi khi không xuất hiện ngay lập tức mà phát ra sau vài ngày dùng kháng sinh. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là virus hoặc nguy hiểm hơn là vi khuẩn.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc ức chế ACE)
Thuốc ức chế ACE được dùng để điều trị cao huyết áp. Khi vào cơ thể, chúng làm tăng số lượng chất bradykinin gây ho.
Cơn ho đến từ thuốc ức chế ACE thường rất khan, gần giống với ho gà. Điều kỳ lạ là bạn có thể đột ngột bị ho dù đã dùng thuốc một thời gian dài mà không gặp vấn đề nào. Trong trường hợp này, hãy liên hệ với bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị nếu có thể. Cơn ho sẽ dứt sau 3-4 tuần ngừng uống thuốc ức chế ACE.
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là hội chứng chảy dịch mũi sau. Nước mũi chảy xuống cỏ họng thay vì lỗ mũi sẽ kích thích gây ho, đặc biệt tồi tệ vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm nước mũi dễ chảy xuống dạ dày.
Bệnh thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là một lý do thường gặp khác dẫn đến ho mạn tính. Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết mình bị ho do chứng bệnh này.
Khi bị trào ngược, axit từ dạ dày lên thực quản, đến và "đốt" thanh quản khiến bạn bị ho. Người mắc bệnh thường ho nhiều sau bữa ăn quá no. Triệu chứng trở nặng vào ban đêm hoặc sáng sớm bởi khi nằm axit dễ dàng di chuyển đến thực quản.
Bác sĩ có thể phát hiện bệnh trào ngực dạ dày nhờ xét nghiệm đo lượng axit trong thực quản. Để cải thiện sức khỏe, bạn hãy thay đổi lối sống bằng cách hạn chế rượu, cafe, ăn tối muộn và các thực phẩm nhiều gia vị hoặc mỡ. 
Hen suyễn
Cùng với hội chứng chảy dịch mũi sau và trào ngược dạ dày, hen suyễn là căn bệnh phổ biến thứ ba gây ho mạn tính. Các ống dẫn khí bị teo khiến bạn khó thở, thở khò khè và ho khan.
Hen suyễn thường được chẩn đoán thông qua các bài kiểm tra thở hoặc xét nghiệm chức năng phổi. 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là căn bệnh nghiêm trọng dễ mắc phải nếu thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói bụi, làm tổn thương đường thở khiến hô hấp khó khăn.
Có hai dạng COPD là viêm phế quản mạn tính và khí thủng. Ở bệnh viêm phế quản mạn tính, lớp niêm mạc của đường dẫn khí bị viêm dẫn đến ho mạn tính. Trong khi đó, bệnh khí thủng tác động đến các túi khí trong phổi, làm giảm lượng oxy trong máu. Kết quả là bạn bị ho khan và khó thở.
COPD được điều trị tương tự như bệnh hen suyễn tuy nhiên cho đến nay chưa có phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn.
Ung thư phổi
Nếu bạn đã ho trong nhiều tuần, hãy nghĩ đến bệnh ung thư phổi. Cho đến nay, tiên lượng bệnh ung thư phổi rất xấu, chỉ 17% bệnh nhân sống được từ 5 năm trở lên.
Tuy vậy, đừng quá lo lắng bởi bạn không thể bị ung thư phổi nếu ho trong 8 tuần không kèm triệu chứng khác như sụt cân, ho ra máu, mệt mỏi, đau ngực.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

4 mẹo phòng tránh cảm cúm hiệu quả

4-meo-phong-tranh-cam-cum-hieu-qua
Ảnh: Men's Health
Cảm cúm là căn bệnh khó chịu hay xảy ra khi thời tiết trở lạnh. Dưới đây là 4 mẹo bạn nên làm thường xuyên để phòng tránh cảm cúm, theo trang Men's Health.
Không cho tay lên mặt
Lời khuyên này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng lại rất khó để thực hiện. Theo một nghiên cứu năm 2012 của Mỹ, con người chạm tay vào mặt khoảng 3,6 lần mỗi giờ.
Tiếp xúc tay được cho là hình thức truyền bệnh "hiệu quả" nhất. Bàn tay nhiễm virus khi đưa lên mặt sẽ khiến cơ thể dễ bị tấn công. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện những người lao động thường xuyên chạm tay vào mũi hoặc mắt có tỷ lệ viêm nhiễm đường hô hấp tăng 41%.
Nếu không thể ngừng chạm vào mặt, bạn hãy chắc chắn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trong 20 giây. Nên lưu ý chà kỹ hai mặt của bàn tay, phần giữa các ngón tay và dưới móng tay.
Ngủ đủ
Bạn rất dễ ốm nếu ngủ không đủ giấc. Người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ cảm cúm cao hơn 4 lần so với người ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn. Thiếu ngủ khiến các tế bào miễn dịch làm việc kém hiệu quả dẫn đến cơ thể dễ bị viêm nhiễm.
Đến phòng gym
Bạn nên giữ nguyên thói quen luyện tập khi trời lạnh. Lý do: Theo nghiên cứu của Đại học Appalachian (Mỹ), người tập thể thao 5 ngày trở lên mỗi tuần ít bị ốm hơn 46% so với người chỉ tập một ngày.
Khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể và lượng máu lưu thông tăng lên, cơ bắp được kích hoạt. Nhờ đó các tế bào chống lại bệnh tật lưu trữ trong các mô bạch huyết được "triệu tập" và đi khắp cơ thể giúp phát hiện tiêu diệt mầm bệnh.
Tác giả nghiên cứu trên là tiến sĩ David Nieman khuyên bạn nên dành 30-60 phút tập cardio mỗi lần đến phòng gym và ưu tiên các bài tập toàn thân chứ đừng chỉ tập trung 1-2 bộ phận.
Ôm ấp
Stress là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm vì kích thích các loại hormone làm suy yếu hệ miễn dịch. Một nghiên cứu trên tờ Psychological Science chỉ ra người đang bị stress được ôm ấp sẽ tăng cường khả năng chống với virus cảm cúm. "Ôm là một hành động thể hiện sự hỗ trợ, và khi con người cảm thấy mình được giúp đỡ, họ sẽ đối phó tốt hơn với stress", đồng tác giả của công trình là tiến sĩ tâm lý học Denise Janicki-Deverts từ Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) cho biết.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

3 điều phải nhớ để không bao giờ bị cảm cúm lúc giao mùa

Không bao giờ được quên rửa tay
cảm cúm
Thường xuyên rửa tay là cách phòng ngừa cúm hiệu quả
Chúng ta thường nghĩ ai đó ho ngay mặt mình, cảm cúm sẽ lây theo đường không khí. Đúng nhưng chưa đủ. Cảm cúm lây lan phần lớn qua sự giao tiếp, cầm nắm mà điển hình là vi rút cảm cúm cư trú ở tay chúng ta. Vì thế, phương châm cuối cùng cũng là quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên.
Vẫn còn nhớ kỹ thuật rửa tay lúc bé chứ, hãy thực hiện theo nó. Theo các chuyên gia thì việc rửa tay bằng nước và xà phòng theo kiểu truyền thống là phương pháp chống khuẩn tốt nhất. Những loại gel, xà phòng rửa tay không cần nước thường có chất cồn,chúng chỉ làm sạch bụi bẩn nhưng không giết hết các vì khuẩn và cuốn trôi chúng ta khỏi tay bạn.
Vi khuẩn dễ phát triển trên xà phòng dạng cứng. Vì vậy nên chọn loại xà phỏng dạng chai có vòi hoặc dạng lỏng. Xoa đều hai tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây, rửa sạch bằng nước và lau tay thật khô vì tay ướt rất dễ lây khuẩn.
Cần mát xa mũi
Phần lớn những người bị cảm lạnh, cảm cúm, mũi sẽ rất dễ bị lây nhiễm nên đó sẽ là nơi có khả năng bị lây nhiễm đầu tiên. Vì vậy, việc xoa bóp, massagemũi thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh.
Khử trùng
Sử dụng giấm pha chung với nước nóng để lau sạch phòng hay nhà cửa từ 15 đến 20 phút nhằm hạn chế đi số lượng vi khuẩn gây hại hằng ngày.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bệnh quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng

Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống. Bệnh có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin.


Dấu hiệu của quai bị là viêm tuyến nước bọt

Bệnh lây như thế nào?

Theo BV Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là mùa bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất. Quai bị do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên. 
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Là một bệnh truyền nhiễm, thường xẩy ra vào mùa đông - xuân. Lây trực tiếp khi gần bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. 
Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. 
Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2 - 3 tuần. Khi bị nhiễm bệnh, virus nhân lên trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12 - 15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây là từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. 
Tuy nhiên ít gặp quai bị ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu nếu mẹ đã từng mắc bệnh quai bị. Sau 2 tuổi, tần suất bệnh tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 10-19. Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14 - 24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. 
Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức. 
Bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. 
Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

Biến chứng nguy hiểm

Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20 - 35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 - 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. 
Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3 - 7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .
Viêm tụy: Có tỷ lệ 3% - 7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác (Coxackie, Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.
Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 - 7 tuần. 

Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4 - 12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4 - 12 tuổi. 
Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hết viêm họng chỉ sau 15 phút nhờ mướp đắng

Mướp đắng là một loại quả ra nhiều vào mùa hè, có vị hơi đắng, nhai kỹ có cảm giác ngầy ngậy, bùi bùi. Từ mướp đắng người ta có thể chế ra được rất nhiều món ăn, đồ uống ngon như mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo một số kết quả nghiên cứu, mướp đắng là một loại quả vô cùng giàu vitamin và khoáng chất như: protein, lipit, carbon hidrat, và nhiều loại khoáng như canxi, kali, magie, sắt…

Ngoài ra, trong dân gian người ta còn sử dụng mướp đắng để chữa được những bệnh viêm họng từ viêm họng cấp cho tới bệnh viêm họng dai dẳng, mãn tính và lâu ngày không khỏi.

Trường hợp viêm họng cấp

Sử dụng một quả mướp đắng rửa sạch, sau đó nhai nát mướp đắng trong miệng, nuốt từ từ phần nước của mướp đắng. Còn phần bã và phần hạt vừa nhai xong đem chà ở xung quanh cổ. Với việc áp dụng cách này bạn có thể đánh bại bệnh viêm họng cấp chỉ sau 15 phút.

Trường hợp viêm họng mãn tính lâu ngày

Nguyên liệu: 250-500g mướp đắng, 100-200g củ cải, 125-250g thịt nạc

Các bước thực hiện

Đầu tiên đem mướp đắng, thịt nạc và củ cải đi rửa sạch, để ráo nước sau đó đem thái thành miếng vừa ăn.

Cho các nguyên liệu vào trong nồi hầm chín với nước và cho gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần và thực hiện liên tục trong 20 ngày sẽ có hiệu quả trị bệnh hiệu quả.

Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thuốc hít trị hen suyễn có thể ngăn cản sự phát triển chiều cao của trẻ?

Một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi nếu sử dụng thuốc hít trị bệnh hen suyễn có thể ảnh hưởng và làm chậm sự phát triển về sau này. Các kết quả đã được trình bày tại hội nghị thường niên Hội châu Âu về Nội tiết Nhi khoa ở Barcelona, Tây Ban Nha.

Được biết, trong dự phòng hen, viêm mũi dị ứng, người ta thường dùng corticoid dạng hít có tác dụng tại chỗ rất mạnh làm giảm kích thích ở mũi, phế quản, tiểu phế quản nên giảm co thắt, giảm viêm, giảm tiết dịch, làm thông đường hô hấp, giảm tình trạng khó thở và được chỉ định có thể dùng cho trẻ em.
Dùng thuốc dạng hít chữa bệnh hen suyễn có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻDùng thuốc dạng hít chữa bệnh hen suyễn có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phân tích trên 12.000 trẻ em dưới hoặc 2 tuổi nhận thấy những trẻ sử dụng loại thuốc này có thể bị ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển sau này. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Antti Saari từ Đại học Đông Phần Lan cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một mối liên hệ giữa việc sử dụng corticoid dạng hít khi còn nhỏ và sự chậm phát triển của trẻ ngay lúc đó hoặc sau này khi trẻ đã khỏe mạnh.”
Tuy vậy, TS Samantha Walker, giám đốc nghiên cứu và chính sách tại Viện Hen suyễn Anh cho biết corticoid dạng hít rất quan trọng trong việc giảm thiểu và kiểm soát triệu chứng hen suyễn và các tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chiều cao và sự phát triển xương là "tương đối nhỏ". Ông cũng khuyến cáo: “Cha mẹ không nên dừng sử dụng loại thuốc này cho con trong việc điều trị hen suyễn bởi một sự ảnh hưởng nhỏ như vậy.”



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Các phương pháp chữa ho bằng hoa

Trong y học cổ truyền, ho thuộc phạm vi chứng khái thấu và để giải quyết chứng bệnh này người ta thường dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có một cách thức rất độc đáo là sử dụng các loại hoa để làm thuốc giảm ho, được gọi là Chỉ khái hoa liệu pháp.

Dưới đây là các bài thuốc giúp bạn chữa ho hiệu quả:

Bài 1: Tuyền phúc hoa 5g, khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, đường đỏ 30g. Các vị thuốc đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chế thêm đường đỏ, chia uống nhiều lần thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong tán hàn, tuyên thông phế khí, chỉ khái, được dùng để chữa ho do cảm mạo phong hàn (ho do lạnh), tiếng ho nặng, khạc đờm trắng loãng, sợ lạnh...

Bài 2: Hoa mướp 12g rửa sạch, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do cảm mạo phong nhiệt, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng...

Bài 3: Dã cúc hoa 30g, bạch mao căn 30g, đường trắng 30g. Đem dã cúc hoa và bạch mao căn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha với đường trắng uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong nhiệt.

Bài 4: 
Hoa quế khô 3g, vỏ quýt 10g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: táo thấp hóa đàm, lý khí tán ứ, chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm thấp, ho và khạc đờm nhiều, đờm sắc trắng hoặc trắng xám.

Bài 5: Kim ngân hoa 30g sắc với 500ml nước trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, hòa thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, chữa ho do phế táo.

Bài 6: Hoa bách hợp 30g, mật ong 50g. Hai thứ trộn đều rồi đem hấp cách thủy, chia ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, hoá đàm chỉ khái, dùng để chữa chứng ho có khạc nhiều đờm.

Bài 7: Hoa phượng tiên 30g, trứng gà 3 quả. Đem hai thứ luộc chín, lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nồi đun tiếp chừng 20 phút, khi được, ăn trứng và uống nước luộc. Công dụng: tư âm nhuận táo, khứ phong chỉ khái, dùng để chữa ho và khái huyết.

Bài 8: Hoa mai khô 5g đem hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 lần. Công dụng: thanh nhiệt tán uất, thuận khí chỉ khái, dùng để chữa ho do đàm nhiệt.

Bài 9: Hoa mai khô 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, mật ong lượng vừa đủ. Đem gạo nấu thành cháo rồi cho hoa mai và khoản đông hoa đã tán thành bột vào đun thêm 5 phút nữa, tiếp đó hoà thêm mật ong, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, giáng khí hoá đàm, chỉ khái, dùng để chữa ho do phong nhiệt và đàm nhiệt.

Bài 10: Hoa sơn trà 30g sấy khô, tán bột hòa đều với 250g mật ong, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa với nước ấm. Công dụng: nhuận phế hạ khí, trấn khái hóa đàm, dùng để chữa ho và khái huyết.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317