Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Trị viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhất trong mùa mưa và có thể trị dứt bằng những bài thuốc dân gian.

Để kiểm soát nhanh chóng những triệu chứng khó chịu do viêm phế quản gây ra như ho, chảy mũi hay đờm…, thuốc kháng sinh vẫn là giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng kháng sinh, bạn có thể áp dụng những phương thuốc từ thiên nhiên khá đơn giản và an toàn khi mới khởi bệnh, hay dùng song song với kháng sinh để đẩy nhanh tốc độ điều trị.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản được hiểu là tình trạng niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm (sưng phồng và dầy lên), làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản. Bệnh diễn tiến theo 2 dạng: cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) và mạn tính (tái phát nhiều lần trong vòng 2 năm).
Viêm phế quản cấp tính là bệnh nhiễm trùng phổ biến, phần lớn đều do một loại vi-rút gây cảm cúm hay ho gây ra, hoặc cũng có thể xuất phát từ các loại vi khuẩn, nấm khác nhau. Thông thường, viêm phế quản thường xảy ra sau khi bạn bị cảm, ở thời điểm sức đề kháng đã suy yếu. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm phế quản có thể dẫn tới viêm phổi.
Những triệu chứng điển hình của viêm phế quản
- Ho dai dẳng, có kèm theo đờm
- Thở khò khè
- Cảm giác khó chịu ở ngực
- Hơi thở ngắn
Cách điều trị viêm phế quản tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ điều trị để hạn chế sự tích tụ của đờm, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm phế quản tại nhà dưới đây
1. Súc miệng bằng nước muối
Mỗi khi ho, bạn nên cố gắng khạc bỏ bớt lượng đờm, dãi và dịch nhầy đang tích tụ trong cuống họng. Súc miệng bằng nước muối loãng là cách để làm sạch vi khuẩn trong miệng và cổ họng. Cho thêm một ít bột nghệ vào nước súc miệng sẽ giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
2. Dầu khuynh diệp
Hương thơm của dầu khuynh diệp có thể làm dịu những cơn đau đầu hoặc tình trạng nghẹt mũi. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào khăn tay và ngửi chúng thường xuyên. Loại dầu này có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng gây bệnh, làm dịu các cơn ho và cải thiện mức độ thông thoáng của đường thở bằng cách làm giảm mức độ co khít của các cơ ở khu vực này.
3. Thức uống nóng
Trong giai đoạn đang bị viêm phế quản, hệ thống cơ quan hô hấp cần có đủ độ ẩm để làm dịu cảm giác buốt rát. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại thức uống nóng như nước ấm, trà, cà phê, sô-cô-la hay các món canh, súp để giữ cho cuống họng không bị khô, nóng - vốn vẫn là nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa, rát khiến bạn rất dễ ho.
4. Hạnh nhân
Ăn hạt hạnh nhân khi bụng đói, uống kèm 1 ly sữa nóng rất có ích cho người đang bị viêm phế quản. Chú ý nhai hạt hạnh nhân thật kỹ cho dễ tiêu hóa. Bạn cũng có thể giã nát vài hạt hạnh nhân đã ngâm, vắt lấy nước cho vào nước cam để uống. Hạt hạnh nhân giàu các khoáng chất như can-xi, ma-giê và kali, giúp loại trừ vi khuẩn gây viêm phế quản.
5. Ớt
Ăn ớt là cách để cải thiện tình trạng tích tụ dịch nhầy ở họng, giúp đờm loãng và tiêu nhanh hơn. Hãy cho thêm ớt vào các món ăn hàng ngày trong giai đoạn bị bệnh. Những món ăn có nhiều gia vị cay, nóng cũng là lựa chọn lý tưởng khi các cơn cảm, cúm hay viêm phế quản kéo dài dai dẳng.
6. Tỏi và mật ong
Đây được xem là một trong những cách trị viêm phế quản từ dân gian hiệu quả nhất. Chỉ cần băm nhỏ vài tép tỏi hoặc củ hành rồi trộn chung với mật ong và nuốt trọng (không được nhai) hai lần mỗi ngày.
Cả hành và tỏi đều có công dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Mật ong sẽ hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể bằng cách diệt trừ vi khuẩn, bổ sung năng lượng hoạt động và cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu.
7. Quế
Sự kết hợp giữa quế và mật ong - những loại thực phẩm vốn rất giàu các enzyme và chất chống ô-xy hóa sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều các tế bào máu trắng để đánh bại bệnh tật, tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. Mật ong cũng sẽ xoa dịu tình trạng đau rát ở cổ họng.
8. Trà
Hãy nhâm nhi tách trà nóng thường xuyên hơn khi đang bị viêm phế quản. Có thể cho thêm vào trà một ít lá húng tây, đây vẫn được xem là cách trị viêm phế quản tại nhà khá hiệu quả.
9. Uống nhiều nước
Nước là loại “thuốc” giúp phân giải dịch nhầy tự nhiên. Phần lớn chúng ta đều chọn cách uống thuốc long đờm (các loại si-rô trị ho) để làm tiêu dịch nhầy, mà quên rằng uống nhiều nước lọc cũng sẽ có tác dụng tương tự. Nếu cổ họng đang đau rát, bạn nên uống nước ấm thường xuyên để làm dịu cơn đau họng.

Theo Hồng xuân - Phụ Nữ thành phố

Những cách chữa ho đơn giản mà hiệu quả

Ho khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt khi tình trạng ho kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chữa ho bằng quả quất
Theo dược học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh: chướng bụng đau, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác.
chữa hoNhững cách chữa ho đơn giản mà hiệu quả.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Cách thực hiện:
Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…Hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong). 
Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày. Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.
Chữa ho bằng bôi dầu nóng vào gan bàn chân
Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn.
Chữa ho bằng rượu và mật ong
Chuẩn bị: 1 thìa café rượu, 1 thìa mật ong,
Thực hiện: Cho 2 thứ vào 1 cái cốc rồi vắt vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt), quấy đều.
Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái cốc rồi bỏ vào lò vi sóng đun trong 10 giây.
Cuối cùng lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết.
Cách sử dụng:
Bạn có thể dùng vào sáng, trưa, chiều và tối.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Bệnh hen ở phụ nữ thai nghén

Chăm sóc thai phụ có bệnh hen cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và nội khoa.

Hen là bệnh lý hay gặp nhất ảnh hưởng đến thai phụ. Nhiều thai phụ cho rằng thai nghén sẽ ảnh hưởng đến bệnh hen mà họ đang mắc phải và việc chữa trị bệnh hen sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy vậy, việc chữa trị bệnh hen tốt sẽ làm cho người mẹ ổn định bệnh, thai kỳ bình thường và trẻ được sinh ra khỏe mạnh.
Mức độ nặng của bệnh hen trong thai kỳ
Mức độ này khác nhau ở mỗi thai phụ. Cũng khó mà tiên lượng được diễn tiến của bệnh hen ở phụ nữ có thai lần đầu. Trong suốt thời kỳ thai nghén, bệnh hen sẽ diễn tiến nặng hơn ở 1/3 số thai phụ, bệnh cải thiện ở 1/3 số thai phụ khác và ổn định ở số còn lại.
Thai phụ nên dùng thuốc ở dạng hít vì ít tác dụng phụ ở mẹ và thai nhi Ảnh: DIYHealth.com
Thai phụ nên dùng thuốc ở dạng hít vì ít tác dụng phụ ở mẹ và thai nhi. Ảnh: DIYHealth.com
Ở thai phụ mà tình trạng bệnh hen tiến triển nặng hơn, các triệu chứng hen gia tăng giữa tuần 29 đến 36 của thai kỳ. Bệnh hen giảm nhẹ vào tháng cuối của thai kỳ. Lúc thai phụ sinh em bé sẽ không làm bệnh hen nặng thêm. Ở thai phụ mà bệnh hen cải thiện, tình trạng này sẽ tiến triển tốt dần trong suốt thai kỳ. Mức độ nặng của các triệu chứng bệnh hen trong suốt thai kỳ đầu tiên thường giống với các thai kỳ sau.
Các yếu tố làm gia tăng hoặc giảm các cơn hen trong thai kỳ hoàn toàn không rõ ràng. Việc xảy ra các cơn hen là không thường xuyên trong suốt thai kỳ, chủ yếu từ tuần  thứ 17 đến 24.
Trước khi quyết định có thai, phụ nữ bị bệnh hen phải được thăm khám kỹ càng, thầy thuốc sẽ cho thuốc  dùng trong thời kỳ mang thai. Nếu thai phụ ngừng uống thuốc sẽ gây hại cho mình và thai nhi.
Ảnh hưởng của bệnh hen
So với phụ nữ không bị hen, phụ nữ bị hen có khả năng bị một hoặc các biến chứng sau khi có thai: Cao huyết áp, sản giật, sinh non, sinh mổ, thai nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, đa số phụ nữ bị hen và thai nhi không bị bất kỳ biến chứng nào trong  thời kỳ thai nghén nhờ kiểm soát tốt bệnh hen.
Chữa trị hen trong suốt thai kỳ
Chăm sóc thai phụ có bệnh hen cần có sự kết hợp giữa bác sĩ sản khoa và nội khoa. Việc chữa trị cần nhiều biện pháp phối hợp để đem lại hiệu quả cao nhất:
- Theo dõi chức năng phổi của mẹ: Cần đo phế dung (dung tích phổi) để nhận ra hơi thở ngắn liên quan đến tình trạng nặng lên của bệnh hen.
Bệnh hen cũng được theo dõi tại nhà bằng cách dùng một dụng cụ đơn giản gọi là dụng cụ đo lưu lượng đỉnh để đánh giá độ hẹp của đường thở do bệnh hen. Đo 2 lần/ngày, lần 1 vào lúc thức dậy, lần 2 cách 12 giờ. Nếu lưu lượng đỉnh giảm, nó báo hiệu bệnh hen đang trở nặng và cần điều trị tích cực hơn, thậm chí ngay cả khi thai phụ cảm thấy vẫn khỏe.
- Tình trạng sức khỏe thai nhi: Thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi trong suốt thai kỳ như sự phát triển của thai, tim thai, sự vận động và dịch ối.
- Giáo dục thai phụ: Thầy thuốc chỉ dẫn cho thai phụ biết các triệu chứng hen, sự trở nặng của bệnh, sự lên cơn hen, cách dùng thuốc đúng đắn.
- Tránh các yếu tố gây bệnh: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm khởi phát bệnh hen như lông chó mèo, lông chim, bụi nhà, khói thuốc lá, mùi nước hoa đậm, những chất gây ô nhiễm môi trường.
Bao bọc nệm, gối bằng vỏ bọc đặc biệt để giảm tiếp xúc với mạt bụi. Tránh ngủ trên ghế nệm, trường kỷ. Không nên hút thuốc hoặc để khói thuốc lan tỏa khắp nhà.
- Nếu dự định có thai vào mùa đông (mùa cúm) thì nên tiêm một mũi vắc-xin vào mùa thu.
- Thuốc men: Thuốc chữa hen cho thai phụ tương tự thuốc được dùng để chữa ở những bệnh nhân khác. Nên dùng thuốc ở dạng hít vì có ít tác dụng phụ ở  mẹ và thai nhi. Cũng cần chỉnh liều hoặc loại thuốc trong suốt thai kỳ để bù vào những  thay đổi về chuyển hóa ở thai phụ và những thay đổi về mức độ nặng của bệnh hen. Điều quan trọng là cân nhắc nguy cơ (rất ít) của thuốc chữa hen so với nguy cơ trầm trọng của bệnh hen không được chữa trị thấu đáo. Những cơn hen nặng làm giảm cung cấp ôxy cho thai nhi dẫn đến nhiều biến chứng như thai chết lưu...
Việc sử dụng thuốc cần có ý kiến của bác sĩ.

Theo Người lao động

Ngăn ngừa bệnh hô hấp trong mùa mưa

Những căn bệnh về đường hô hấp như cảm, ho, viêm phế quản, viêm họng thường xảy ra trong mùa mưa và luôn đi kèm với những căn bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, viêm não, viêm phổi.

Để bảo vệ sức khỏe, giữ cho hệ thống cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh trong mùa mưa, bạn có thể áp dụng một số bí quyết đơn giản dưới đây.
Mùa mưa cũng là mùa của bệnh hô hấp như viêm phổi, phế quản... Ảnh minh họa: internet
Tránh mưa
Hãy nhớ mang theo dù hoặc áo mưa bên mình khi đi ra ngoài và cố gắng giữ cho cơ thể không bị ướt mưa để đề phòng tình trạng nhiễm lạnh. Trong trường hợp đã lỡ bị mắc mưa, bạn nên tắm nước ấm ngay khi về đến nhà nhằm vệ sinh cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.
Uống hoặc ăn những món nóng
Dùng trà, súp, canh hay cháo là mẹo giúp làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh do bị mắc mưa.
Bổ sung vitamin C
Bạn có thể bổ sung dưới hình thước thuốc uống hoặc tăng cường thêm những thực phầm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Đây cũng được xem là một trong những cách điều trị bệnh cảm lạnh. Chúng sẽ kích thích khả năng hoạt động của các kháng thể để đánh bại những triệu chứng khó chịu của bệnh cảm, cúm.
Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn
Là một trong những bí quyết bảo vệ sức khỏe hữu hiệu cho cả người lớn lẫn trẻ em, giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh viêm nhiễm thông thường.
Uống đủ nước
Nước không chỉ giúp làm dịu mát cơ thể, duy trì thân nhiệt ổn định mà còn là biện pháp để bạn loại thải bớt những độc tố tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Đối với người lớn, cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2 lít nước (tương đương với 6 đến 8 ly nước) mỗi ngày. Uống đủ nước còn là cách để bạn hạn chế tình trạng tiết nhiều dịch nhầy trong trường hợp đang mắc bệnh cảm hay cúm.
Hạn chế tiêu thụ chất cồn và hút thuốc lá
Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống các cơ quan hô hấp. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa việc tiêu thụ chất cồn thường xuyên với sự hoạt động yếu kém của hệ thống hô hấp.
Tiêu thụ nhiều chất cồn còn làm phổi bị viêm nhiễm và gây tắt nghẽn đường thở.
Trong khi đó, tác hại của thuốc lá đối với cơ quan hô hấp vô cùng lớn. Khoảng 4000 loại độc tố có trong mỗi điếu thuốc lá sẽ làm suy giảm khả năng hoạt động của phổi, gây xơ cứng các động mạch trong phổi và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Chế độ ăn uống cân bằng và phù hợp
Những thay đổi trong chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho hệ thống hô hấp.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Úc cho thấy những thực phẩm giàu chất béo có thể gây ra các cơn hen, suyễn và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chữa trị bệnh về đường hô hấp. Những sản phẩm từ sữa cũng có thể làm tăng tình trạng tiết dịch nhầy, gây bít, tắt đường thở và kích thích cơn hen suyễn hay dị ứng. Thay vào đó, bạn có thể chọn những sản phẩm từ sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa bắp hay sữa gạo.
Để tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa viêm nhiễm, bạn nên chọn những thực phẩm giàu các vitamin, khoáng chất cùng các chất chống ô-xy hóa như trái cây, rau xanh, các loại quả hạch, ngũ cốc.

Theo Hồng Xuân - Phụ Nữ TPHCM

Hết ho, ngủ tốt nhờ bách hợp

Bách hợp còn gọi tỏi rừng, tỏi trời, có tác dụng tăng lưu lượng thông khí phổi, chống hen phế quản do tác dụng chống co thắt phế nang.

Theo Đông y, bách hợp vị ngọt hơi đắng, tính bình; vào tâm và phế. Có tác dụng nhuận phế chỉ khái, thanh tâm an thần. Dùng cho các chứng tâm âm hư, phế âm hư với triệu chứng ho lâu ngày, ho khan ít đờm, đờm có lẫn máu, hồi hộp, đánh trống ngực... Dưới đây xin giới thiệu vài bài thuốc có bách hợp để bạn đọc tham khảo.
Nhuận phổi trừ ho:
Bài 1: Thang Bách hợp cố kim: bách hợp 4g, bạch thược 4g, đương quy 4g, xuyên bối mẫu 4g, sinh địa 8g, thục địa 12g, mạch môn 6g, huyền sâm 3g, cát cánh 3g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phế hư sinh ho, âm hư hoả vượng, họng khô đau, ho ra đờm có dính máu, lưỡi đỏ ít rêu, mạch đập yếu.
Bài 2: Bách hoa cao: bách hợp, khoản đông hoa liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g sau khi ăn, nhai nhỏ thuốc rồi chiêu bằng nước gừng hoặc nước đun sôi. Trị phổi khô sinh ho, đờm có máu.
Hết ho, ngủ tốt nhờ bách hợp
Bách hợp.
Dưỡng tâm an thần:
Bài 1: Thang bách hợp tri mẫu: bách hợp 24g, tri mẫu 12g. Sắc uống.
Bài 2: Thang bách hợp địa hoàng: bách hợp, sinh địa, liều lượng bằng nhau. Sắc uống.
Cả hai đơn này trị bệnh viêm khí phế quản khô, thời kỳ cuối, người bệnh có lo lắng, hoảng hốt, mất ngủ.
Bài 3: Thang bách hợp ô dược: bách hợp 63g, ô dược 12g. Sắc uống. Trị đau dạ dày mạn tính, bụng trướng đầy. Nếu dạ dày lạnh, thêm cao lương khương 4g; nếu đau bụng nhiều, thêm diên hồ sách 12g. Có thể làm viên hoàn.
Món ăn bài thuốc có bách hợp:
Nước ép hoặc nước sắc bách hợp: bách hợp tươi 100g giã ép lấy nước hoặc pha nước uống. Dùng cho các bệnh phổi có khái huyết, đàm huyết.
Cháo bách hợp: bách hợp 30g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Cho gạo, bách hợp, nước vào xoong hầm nhừ, cho thêm đường trắng khuấy đều. Dùng cho các trường hợp ho khan đờm dính ít, hồi hộp, đánh trống ngực, kích ứng, hốt hoảng.
Phổi lợn hầm đảng sâm, bách hợp: phổi lợn 250g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mãn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày.
Bách hợp, kê tử thang: bách hợp 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái. Ngâm bách hợp trong nước 10-12 giờ, rửa sạch, cho nước sạch đun sôi, vớt bỏ váng, sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều đun sôi lại, uống. Dùng cho người bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh chức năng.
Kiêng kỵ: Người ho do phong hàn hoặc tiêu chảy do hư hàn không dùng.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang - Sức khỏe và Đời sống

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Béo phì có liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các nhà khoa học Đức tại Đại học Regensburg và nhóm cộng sự người Mỹ cho biết, những người béo phì có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng cao.

Béo phì có liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu của 113.000 người từ 50-70 tuổi vốn không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư hoặc bệnh tim. 
Qua 10 năm sau, họ ghi nhận có 3.600 trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh thường thấy hơn ở những người hút thuốc lá, bị phơi nhiễm bụi môi trường và bụi công nghiệp, ít vận động thể lực và đặc biệt là những người béo phì. 
Các nhà khoa học nhận thấy, phụ nữ có vòng eo lớn hơn 109cm và đàn ông lớn hơn 116cm có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn 72% so với người có vòng eo bình thường.
Trong nghiên cứu ghi nhận những người có thể trọng dưới mức trung bình cũng có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng thêm 56%. 
Họ giả định rằng có thể tình trạng kém dinh dưỡng ở những người này khiến khối lượng cơ teo lại hoặc do bị viêm khiến phổi không có khả năng tự chữa lành.

Theo Minh Khuê - Sức khỏe và Đời sống/ Daily mail

Húng lủi - rau quý trong vườn

Húng lủi có vị the và chữa được nhiều bệnh như khó chịu ở dạ bày, suyễn, hô hấp.


Húng lủi - rau quý trong vườn
Với tên cúng cơm là mentha (mint), dòng họ mint có rất nhiều gia tộc, trong đó húng lủi (spearmint) là một thành viên. "Tuyệt chiêu" của húng lủi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù là chỉ vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lủi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. 
Một loại hương liệu có trong lá húng lủi sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia quá trình tiêu hóa, làm cho các tuyến này tiết ra những men (enzyme) tiêu hóa.
Đâu chỉ có thế, húng lủi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lủi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm "nguội" và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp...
Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lủi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lủi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, được cho có khả năng "giải tán" sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da... Nước ép húng lủi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. 
Tinh dầu húng lủi còn có đặc tính chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong... Húng lủi còn có một đặc tính "ăn tiền" khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi...
Hiện nay, người ta dùng húng lủi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia...), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng không thể không "ăn theo". Thế nên có một điều quan trọng cần lưu ý: Hóa chất nổi tiếng tồn tại trong húng lủi là menthol, các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. 
Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, còn đàn ông hút nhiều sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là "đồng phạm" với khói thuốc hay không.
Có nhiều "tin đồn" cho rằng húng lủi có khả năng cải thiện các hoạt động của não. Tuy nhiên, tin đồn này vẫn chưa được minh chứng bằng "giấy trắng mực đen". Một "bà con của húng lủi là húng bạc hà (peppermint) cũng có tác dụng tương tự (chớ nhầm lẫn với cây bạc hà có hình thù giống cây khoai môn mà người miền Nam thường dùng để nấu canh chua).

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường - Người lao động

Khí độc từ nhà bếp có thể gây ung thư

Khói và khí độc của bất kỳ loại nhiên liệu nào từ nhà bếp cũng đều có hại cho sức khỏe dẫn đến bệnh tật, trước tiên đối với người nấu bếp và sau đó là người xung quanh.

Trong khu vực nhà bếp, bất kể là khí than, dầu hỏa, khí gas khi cháy đều sản sinh khí độc hại như CO2. Trong đó, khí than gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất do nó sinh ra NO2, SO2 và bụi khói.

Khí gas khi cháy sinh ra khí NO2 cao gấp 5-6 lần so với bên ngoài, có hại cho đường thở. Ngoài ra có thể rò khí gas, nếu gặp lửa sẽ gây nổ rất nguy hiểm. 

Khói dầu hỏa chứa nhiều chất độc hại gây kích thích đường hô hấp dẫn đến ngứa họng, đau họng, ho; kích thích kết mạc mắt gây chảy nước mắt; kích thích niêm mạc mũi gây chảy nước mũi, hắt hơi; tác động đến đường tiêu hóa và hệ thần kinh như mệt mỏi và chán ăn. 

Ngoài ra, khói dầu hỏa còn là nguyên nhân gây ung thư phổi.

Các loại nhiên liệu trên khi cháy còn sinh ra chất benzopyren - một chất gây ung thư mạnh. Những người nấu bếp hay những người ở lâu trong nhà bếp đều dễ bị tức ngực, đau đầu, tắc mũi, ngứa mắt, ù tai. 

Về lâu dài còn bị giảm trí nhớ, mất ngủ, dễ viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…

Để phòng ngừa các tác hại trên do khói, khí độc nhà bếp, cần làm vệ sinh môi trường trong nhà bếp như mở cửa sổ thường xuyên hay mỗi lần nấu nướng phải thông gió kỹ bằng quạt hút gió. Mỗi lần nấu nướng phải giữ đúng độ lửa, không nên để cháy quá lớn.

Xây nhà bếp cách xa phòng ngủ. Ngoài ra có thể đặt chậu cây cảnh hoặc chậu hoa trong bếp vì chúng có thể hấp thu một số khí độc; cũng có thể mua máy hút khí và đặt trên bếp để hấp thu các khí độc từ bếp tỏa ra.



Theo BS Ngô Văn Tuấn - Người Lao động

Bí quyết kiểm soát các cơn ho bất ngờ

Các cơn ho bất ngờ thường xuất hiện do chất nhầy và đờm vướng trong cổ họng.

Mặc dù không gây nguy hại nhiều nhưng những cơn ho như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng khi đang trong cuộc họp hoặc ở nơi công cộng. Những cách sau đây có thể giúp bạn kiểm soát các cơn ho bất ngờ này.
Mặc dù không gây nguy hại nhiều nhưng những cơn ho như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng khi đang trong cuộc họp hoặc ở nơi công cộng
Mặc dù không gây nguy hại nhiều nhưng những cơn ho như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy lúng túng khi đang trong cuộc họp hoặc ở nơi công cộng
- Ngay khi vừa xuất hiện cơn ho, bạn hãy lấy một hơi thật sâu bằng mũi và nín thở lâu hết sức có thể. Sau khi thở ra, bạn hãy lưu ý tiếp tục lấy hơi qua đường mũi thay vì miệng để tránh làm cổ họng khó chịu hơn.
- Bạn cũng có thể thở thật chậm bằng mũi và cố nén cơn ho lại. Khi cảm thấy cơn ho đã đỡ hơn một chút, hãy uống một cốc nước ấm để làm dịu cơn kích ứng trong cổ họng.
- Phương pháp thở sau đây cũng khá hữu ích trong việc kiềm chế các cơn ho. Cứ 8 giây, hãy thử hít một hơi thật sâu bằng mũi. Giữ hơi thở đều đặn như vậy trong vài phút sẽ khiến cơn ho qua đi.
Trà gừng hoặc trà mật ong có tác dụng làm dịu cơn ho
Trà gừng hoặc trà mật ong có tác dụng làm dịu cơn ho 
- Nếu bạn đang ở nhà, hãy thử uống một thìa mật ong hoặc uống trà/sữa nóng cũng có tác dụng đáng kể. Nếu không, hãy dùng một miếng gừng kèm một chút muối. Gừng có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu kích ứng họng.
- Nếu như các cơn ho không dứt hẳn, hãy pha một chút nước muối loãng để rửa họng. Nước muối sẽ giúp làm sạch các chất gây kích ứng - nguyên nhân gây ra cơn ho.

Theo Người lao động

Khổ vì ho ngày ho đêm

Khi bị cảm, xếp ngay sau sự khó chịu vì chảy nước mũi là việc ho lụ khụ suốt cả ngày. Sẽ khốn khổ khi vì một nguyên nhân nào đó, tình trạng ho của bạn kéo dài hàng tháng.

Thực tế, ho “liên hồi” và “trường kỳ” không đơn giản như bạn nghĩ. Nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan khác. Do đó, bạn không nên chỉ tin tưởng vào các loại thuốc giảm ho mà nên đến khám tại các chuyên khoa hô hấp để xác định và điều trị nguyên nhân ho kịp thời.
 
Ho vì… thức ăn
Mỗi lần thấy anh Đ.H., 44 tuổi, ho lấy ho để là những đồng nghiệp khác ngồi nhìn nhau lắc đầu ngao ngán. Chẳng phải vì họ khó khăn gì, chỉ là vì tần suất ho của anh H. quá dày, cứ khoảng mỗi 5 phút một đợt. Bản thân anh H. cho rằng, anh không hút thuốc, trong gia đình không có ai có vấn đề gì về đường hô hấp nên tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng biến mất. 

Gắng gồng chẳng đặng, sau 3 tuần chịu đựng cơn ho vật vã ngày đêm, anh đành phải gõ cửa bác sĩ. Sau khi làm một số đánh giá và xét nghiệm, bác sĩ cho biết một nguyên nhân mà chính anh và gia đình không hề nghĩ đến: trào ngược dạ dày, thực quản (GERD). Bác sĩ cho biết thêm, dây thanh quản của anh đang có dấu hiệu bị tổn thương do ho quá nhiều trong thời gian dài, và tình trạng sẽ khá tệ nếu anh đến khám trễ hơn.
Thực tế, tình trạng ho kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác như: tràn khí màng phổi, loạn nhịp tim, đau cơ liên sườn, nhức đầu, thuyên tắc khí mạch máu…
Nhiều nguyên nhân gây lên
Theo ThS.BS Lê Khắc Bảo, giảng viên bộ môn Nội, Đại học Y dược TP.HCM, nguyên nhân gây ho có thời gian dưới 3 tuần thường là do nhiễm siêu vi hay vi khuẩn ở đường hô hấp trên, gây viêm khí phế quản, viêm phổi cấp. Ngoài ra, còn có thể do các vấn đề như: đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thuyên tắc phổi, hít sặc, ho gà (ho kéo dài trên 2 tuần)…
Trong khi đó, tình trạng ho mạn (trên 3 tuần) có thể là do một số nguyên nhân như:
- Hội chứng chảy mũi sau
- Hen (dạng ho)
- Hội chứng GERD
- Viêm phế quản mạn
- Giãn phế quản
- Lao phổi, lao phế quản
- Mềm sụn thanh quản, dị vật đường thở
- Rối loạn chức năng dây thanh
- Hít sặc tái đi tái lại
- Do tác dụng phụ của thuốc hạ áp loại ức chế men chuyển
- Sán lá phổi
- Do vấn đề tim mạch như: suy tim trái, nhồi máu phổi, phình quai động mạch chủ.
Ngoài ra, ho cũng có thể là biểu hiện của ung thư phế quản, u lành đường thở, u trung thất…Bệnh nhân  bị ho có thể do một hay nhiều nguyên nhân cùng lúc. Do đó, để xác định chính xác, bác sĩ thường chỉ định tiến hành kiểm tra, thăm dò chức năng như: hô hấp ký, xét nghiệm đàm, CT scan xoang, CT scan lồng ngực, nội soi tai – mũi – họng, dạ dày – thực quản, phế quản…
Điều trị đúng mới hết 
Để giảm triệu chứng ho, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc giảm ho hỗ trợ như thuốc ức chế ho trung ương (giảm ho khan), thuốc tiêu đàm hoặc thuốc gây tê tại chỗ để ức chế ho ngoại biên. 

Tuy nhiên, điều trị nguyên nhân vẫn là ưu tiên hàng đầu. Việc điều trị triệu chứng được chỉ định khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, hoặc bệnh nhân ho nhiều vượt quá khả năng chịu đựng. Ngoài ra, đây cũng chỉ là biện pháp hỗ trợ khi việc điều trị nguyên nhân đang gặp khó khăn hay chưa đủ để khống chế ho.

Lạm dụng thuốc giảm ho có thể kéo theo các tác dụng phụ khó lường.
Ảnh minh họa. 

Thuốc ho cực mạnh cũng chẳng có hiệu quả đối với người đang gặp các vấn đề không liên quan đến đường hô hấp như: trào ngược dạ dày, sử dụng thuốc ức chế men chuyển (muốn giảm ho, phải ngưng thuốc hoặc thay bằng thuốc khác)… 
Đó là chưa kể việc sử dụng thuốc giảm đau, giảm ho lâu dài có thể kéo theo các tác dụng phụ như: dễ gây nghiện, có thể gây ức chế hô hấp, táo bón, buồn ngủ; hoặc các loại thuốc gây tê tại chỗ nếu sử dụng lâu ngày có thể làm mất đi phản xạ tự bảo vệ của phổi.

Theo Nguyễn Minh - Gia đình và Xã hội

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Cách chữa viêm họng, ho có đờm không cần dùng thuốc

Cách chữa viêm họng, ho có đờm không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số cách chữa ho, viêm họng bằng Đông y hiệu quả nhưng ít người biết đến.

1. Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ:
Dùng 2 – 3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa mật ong. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát hấp cùng mật ong (để sôi chừng 10 phút).
Chắt nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày. Người lớn nhai nuốt cả lá rất tốt.
2. Trị ho ở trẻ em:
Lấy 10 gr hạt chanh, 15 gr lá hẹ, 15 gr hoa đu đủ đực, đem nghiền nát tất cả rồi trộn với 20 ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống ba lần trong ngày.

3. Trị viêm họng: Lấy thân, lá cây rau dền gai rửa thật sạch, 1 – 3 lát gừng tươi, ít muối, nhai nuốt nước dần. Ngày dùng 1 – 2 lần.
4. Chữa ho có đờm: Lấy 50 – 100 gr thân lá cây rau dền gai rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.

Theo Vietigiaitri.com

Tràn dịch màng phổi không chỉ đơn thuần bệnh lao

Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ em, nhưng với người cao tuổi thường để lại hậu quả xấu nặng nề hơn. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ở Mỹ, hàng năm có khoảng xấp xỉ một triệu trường hợp tràn dịch màng phổiđược phát hiện; ở nước ta hàng năm có khoảng 1.000 trường hợp được chẩn đoán và can thiệp.
Nhiều nguyên nhân
Màng phổi gồm lá thành và lá tạng, giữa hai lá có khoảng trống. Bình thường trong khoảng trống có một ít dịch sinh lý để làm bôi trơn khi phổi hoạt động làm cho lá thành và lá tạng chuyển động nhịp nhàng. Khi lượng dịch vượt quá chỉ số sinh lý bình thường tức là có sự bài tiết xuất hiện làm ứ đọng dịch trong khoang màng phổi đến một mức độ nhất định sẽ gây tràn dịch màng phổi.
Thực chất của tràn dịch màng phổ là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi có thể do viêm phổi với nhiều căn nguyên đa dạng như: do vi khuẩn họ cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu), vi khuẩn Hemophilus influenzae, K.pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn lao hoặc ung thư (phổi, di căn) hoặc một số bệnh khác.
Tràn dịch màng phổi không chỉ đơn thuần bệnh lao
Bệnh thường gặp nhất trong tràn dịch màng phổi là lao phổi. Tràn dịch màng phổi cũng có thể do u ác tính (các khối u lồng ngực đè vào ống ngực gây thoát dịch dưỡng trấp ra màng phổi) hoặc ung thư phổi. 
Một số bệnh như: áp-xe dưới cơ hoành, áp- xe gan, xơ gan cổ trướng, viêm tuỵ tạng, viêm màng ngoài tim, suy tim sung huyết hoặc một số bệnh mạn tính như thấp khớp mạn hoăc luput ban đỏ cũng có thể gây nên tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể do u nang buồng trứng ở nữ giới (hội chứng Meigs).
Chấn thương lồng ngực hoặc sau phẫu thuật lồng có thể gặp tràn dịch màng phổi tuy rằng tỉ lệ gặp rất hiếm. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi có thể do một số bệnh bởi ký sinh trùng gây nên (lỵ amíp, giun chỉ, sán lá gan).
Nhận biết tràn dịch màng phổi
Đau ngực là triệu chứng khởi đầu của tràn dịch màng phổi. Đau thường âm ỉ phía bên tràn dịch, nếu nằm nghiêng về phía bên đối diện thì sẽ đau tăng lên. Khó thở cũng là một triệu chứng thường gặp. Khó thở xuất hiện và mức độ khó thở tùy thuộc vào số lượng và tốc độ dịch tiết ra. Người bệnh có thể sốt. Sốt thường biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng và là phản ứng của cơ thể. 
Nếu tràn dịch màng phổi xẩy ra ở người có tuổi, sức yếu hoặc bệnh hiểm nghèo thì thân nhiệt tăng lên không nhiều hoặc có khi không tăng lên (không sốt). Ho khan cũng có thể xuất hiện nhưng ho khan với số lần nhiều hay ít cũng như sốt cao hay sốt vừa còn tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh (viêm phổi do vi sinh vật, lao phổi thì ho nhiều hơn các bệnh như: áp-xe gan, áp-xe cơ hoành…).
Để chẩn đoán, ngoài các triệu chứng lâm sàng thì cần chụp X-quang phổi, hoặc chụp CT, cộng hưởng từ (MRI) phổi, gan mật và các cơ quan nghi bị bệnh gây tràn dịch màng phổi. Hiện nay, siêu âm là một phương pháp khá phổ biến để phát hiện tràn dịch màng phổi. 
Nếu có điều kiện thì cần chọc dò màng phổi để xét nghiệm, quan sát màu sắc, tính chất của dịch tiết và xét nghiệm tế bào học, vi sinh, ký sinh. Xét nghiệm dịch màng phổi cũng có thể tìm thấy hồng cầu trong đó, nếu có hồng cầu có thể là nguyên nhân do ung thư phổi hoặc sau nhồi máu phổi. Trong những trường hợp cần thiết, người ta cần phải sinh thiết màng phổi để xác định nguyên nhân.
Nguyên tắc điều trị và dự phòng
Tràn dịch màng phổi có nhiều bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh rất phức tạp như ung thư phổi, u ác tính các cơ quan lân cận, xơ gan, suy tim, suy thận. Vì vậy, khi thấy đau tức ngực, khó thở, sốt và các bất thường khác…cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là ở người tuổi đã cao, sức khỏe đã suy giảm hoặc đã có tiền sử mắc các bệnh về phổi (lao phổi, viêm phổi, gãn phế quản), bệnh gan, bệnh tim. 
Mỗi một loại bệnh khi xác định được và điều trị thì hầu hết bệnh sẽ ổn định, khỏi. Tuy vậy, sau tràn dịch màng phổi còn phải được theo dõi và điều trị tránh dày dính màng phổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp. Hiện nay việc điều trị tràn dịch màng phổi có nhiều tiến bộ với kỹ thuật phẫu thuật nội soi.
Những người đang mắc bệnh lao thì cần điều trị thật tích cực, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên chủ quan, không được bỏ thuốc đang điều trị và cần có chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện một cách hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật. Những người đã từng mắc bệnh lao đã điều trị khỏi cũng rất cần đi khám bệnh theo định kỳ để được theo dõi một cách nghiêm túc đề phòng bệnh tái phát.
Để tránh mắc các bệnh về phổi, áp-xe gan do vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng thì cần có một môi trường sống tốt. Vì vậy, cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần ăn chín, uống chín, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, gỏi cá, nem chua, nem chạo, rau sống). Không hút thuốc lá để phòng các bệnh về đường hô hấp. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần vệ sinh họng, miệng, răng thật sạch hàng ngày bằng hình thức đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Theo TTƯT.PGS.TS Bùi Khắc Hậu - Sức khỏe và Đời sống

Tại sao trẻ lại ho khan?

Nhiều cha mẹ thường đưa trẻ đi đến bệnh viện khám họng vì trẻ bị khó chịu, ngứa, bị tắc ở họng. Tại sao trẻ bị như vậy.

Bệnh húng hắng ho khan ở cổ họng thường xuất hiện ở trẻ trước tuổi đi học hoặc đang học tiểu học. Chứng bệnh nay không phát sinh khi trẻ đang tập trung tư tưởng nhưng khi nghe kể chuyện, nghe giảng bài, xem phim, ăn cơm hay ngủ mà chỉ xuất hiện khi trẻ không làm gì.
Điều này khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng, cho rằng họng trẻ đang có vấn đề. Khám kỹ, các bác sĩ thấy có thể trẻ bị sưng amiđan, tuyến limpha ở cuống họng phát triển mạnh, có thể bị viêm mũi mãn tính, có thể bị viêm xong mũi…
Vậy bệnh này phát sinh như thế nào? Xét kỹ tiền sử mắc bệnh, hầu hết tất các trẻ mắc bệnh đều đã từng bị viêm họng mãn tính, viêm amiđan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi đó, trẻ thường sốt, đau họng, tắc họng, ho… Sau khi bệnh viêm đã chữa khỏi, trẻ có thói quen xấu là hay ho khan. Tất nhiên, cũng có một số trẻ ho khan do nước mũi chảy vào họng khi chúng bị viêm xoang.

 Ảnh minh họa
Nhiều trẻ thường hay bị ho khan. Ảnh minh họa.


Thế nào là ho khan?

Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm nếu ho kéo dài có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khan có thể là do dị ứng với môi trường như: hít phải những mẩu vụn thực phẩm, các loại khói bụi gây kích thích ( khói thuốc, khói than, mùi hóa chất) hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm virus, do cúm hay cảm lạnh, hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, ….

Với bệnh nhân ho khan do các nguyên nhân dị ứng với môi trường thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở. Với trường hợp bệnh nhân ho do nhiễm virut, cảm lạnh, hen phế quản… bệnh nhân ho khan nếu không được điều trị ho sẽ có cảm giác tức ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân ho và có phương pháp điều trị thích hợp, chị cần đến cơ sở y tế để khám.

Ngoài ra, cần uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô có các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực. Ăn hoa quả, uống nước cam,… để nâng cao sức đề kháng.

Phương pháp điều trị:Điều trị tích cực cho trẻ bị viêm xoang mũi và viêm mũi mãn tính. Còn những trẻ bình thường cần nghiêm khắc nhắc nhở chúng hiểu ho khan là thói quen xấu, họng trẻ không có vấn đề gì. Tất nhiên, đôi khi cũng cần dùng thuốc nhỏ mũi, viên ngậm.. để điều trị hỗ trợ.

Theo Minh Hải - VnMedia

Khí công hỗ trợ điều trị hen suyễn

Tập khí công hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn nhờ làm sạch chất nhầy, cải thiện chức năng hô hấp.


Tập khí công giúp hỗ trợ điều trị  bệnh hen suyễn. Ảnh minh họa: internet
BS Lê Văn Vĩnh - Huấn luyện viên Câu lạc bộ Khí công TP.HCM cho biết, theo Tây y, hen là tình trạng các phế quản bị hẹp do viêm nhiễm mạn tính, không khí qua đó trở nên khó khăn vì sự co thắt của các cơ ở thành phế quản, sưng và phù nề lớp niêm mạc của phế quản, tiết nhiều chất nhầy vào trong lòng các phế quản. Còn theo Đông y, hen là do cơ thể bị nội nhiệt hay ngoại nhiệt; cơ thể suy nhược.
Những bệnh nhân kiểm soát cơn hen kém, sau khi vận động thể lực có thể làm tái phát cơn hen. Triệu chứng gồm ho, khò khè, thở ngắn, đau ngực, mệt.
Tế bào mastocyte có vai trò quan trọng trong cơ chế dị ứng, nằm sâu trong niêm mạc mũi, kết mạc, cạnh các mạch máu và tế bào sản sinh ra dịch nhầy. Khi gắng sức, tế bào mastocyte bị vỡ, giải phóng hàng loạt các chất trung gian gây co thắt phế quản, gây phù nề các mô ở đường hô hấp và làm cho khó thở. 
Để phòng ngừa cơn hen suyễn khi vận động, người tập nên chọn những môn thật nhẹ nhàng như đi bộ, khí công, thể dục nhịp điệu... Trong đó, khí công được xem là một môn có thể chữa khỏi bệnh nếu bệnh nhân biết vận dụng vừa luyện tập, vừa điều trị.
Lý giải vì sao khí công có thể chữa được bệnh hen suyễn, BS Lê Văn Vĩnh cho biết, hô hấp đóng vai trò quan trọng trong khí công. Hít thở trong khí công không giống thở bình thường (hít oxy, thải khí cacbonic) mà là điều hòa, phát huy và tích lũy hai loại khí nói trên thành chân khí để theo các kinh mạch đi nuôi cơ thể, có tác dụng chữa bệnh một cách kỳ diệu.
Tập khí công sẽ giúp kiểm soát nhịp thở, giúp quân bình âm dương hệ thực vật, làm cơ thể thích nghi môi trường và làm hưng phấn thần kinh đối giao cảm... nên dù có chất dị ứng (các yếu tố gây hen) cũng không thể kích thích thần kinh phế vị, không gây hen suyễn. Ngoài ra, thở trong khí công chủ yếu là thở bụng, làm máu dồn vào vùng bụng và lưng, cơ hoành ở vùng này cũng chuyển động liên tục làm gia tăng lưu thông khí ở phổi.
Cách thở trong khí công: hít vào bằng mũi, phình bụng, thở ra bằng mũi, hóp bụng lại, lưỡi đặt trên vòm họng suốt hai kỳ thở với tiêu chuẩn chậm, nhẹ, sâu, dài, tự nhiên.
“Hiện trên thị trường có nhiều loại sách, đĩa hướng dẫn tập khí công. Sẽ rất nguy hiểm và gây ra nhiều tác dụng phụ nếu tự luyện tập, bởi khí công là sự kết hợp giữa động tác và hơi thở. Người tập trước tiên phải thuần thục động tác thì mới có thể kết hợp với hơi thở. Trong giai đoạn đầu đến giai đoạn trung cấp (ba năm), phải có chuyên gia hướng dẫn cả lý thuyết và thực hành. Riêng những người bị hen suyễn, cần phải có ý kiến của BS chuyên môn và hướng dẫn của chuyên gia” - BS Lê Văn Vĩnh khuyến cáo.

Theo  Thanh Hoa - Phụ Nữ TPHCM

Cần làm gì khi ho kéo dài?

Bên cạnh việc chữa bệnh chính là nguyên nhân gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng thuốc ho hay thuốc long đàm.

Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ… Có nhiều nguyên nhân gây ho và thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.
Nguyên nhân và biến chứng
Đối với ho cấp tính, có thể có nguyên nhân hoàn toàn khác với ho mạn tính và trong ho mạn tính có đến 25% trường hợp có ít nhất 2 nguyên nhân gây ho trên cùng một người bệnh. Khi ho trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài. Ho cấp tính (ho dưới 3 tuần): Nguyên nhân hay gặp nhất là cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi dị ứng hay không do dị ứng… 
Ho bán cấp (ho từ 3 - 8 tuần) thường do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, hen phế quản... Còn với ho mạn tính (ho trên 8 tuần) có thể do những nguyên nhân như chảy dịch mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, lao phổi, ung thư phổi, hút thuốc lá… 
Khảo sát lồng ngực bằng phim X-quang Ảnh: V.H
Khảo sát lồng ngực bằng phim X-quang. Ảnh: V.H
Ho là triệu chứng có thể điều trị khỏi với tỉ lệ khá cao lên đến 85%. Tuy nhiên, đôi khi ho có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Về toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần… Đối với tai mũi họng: Ho gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản… Đối với phổi: Ho gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… 
Còn với tim mạch, ho gây cơn tăng huyết áp, vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi. Riêng về tiêu hóa, ho gây nôn ói, thoát vị bẹn, rốn… Đặc biệt với thần kinh, ho sẽ gây chóng mặt, ngất. Ngoài ra, ho còn có thể dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són tiểu, són phân. Ở người bị loãng xương nặng có thể gãy xương sườn, người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng…
Lưu ý khi dùng thuốc ho
Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Trong trường hợp ho cấp tính do cảm cúm, chỉ cần điều trị triệu chứng, bệnh cũng dần tự khỏi. 
Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau, bạn cần đi khám bệnh: Đó là ho có đàm xanh, vàng hay nâu gỉ; ho ra máu; ho có mủ mùi hôi thối; ho có kèm theo đau ngực, ho khò khè, khó thở, có triệu chứng phù 2 chân; ho thường lặp đi lặp lại vào ban đêm, sụt cân đột ngột, sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính…
Để điều trị chứng ho, bên cạnh việc chữa bệnh chính là nguyên nhân gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng thuốc ho hay thuốc long đàm. Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, chỉ dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đàm, bác sĩ sẽ dùng thuốc làm loãng đàm hay tan đàm. 
Tuy thuốc ho là loại dược phẩm được bán không cần toa nhưng việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ một số nguyên tắc sau: Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại, có thể che lấp triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự  cần, như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng. 
Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú, người già, lái xe hay vận hành máy móc. Với trẻ nhỏ, nên dùng muỗng lường có kèm theo chai thuốc để tránh việc dùng quá liều. Không nên cho trẻ vừa dùng thuốc ho vừa thuốc cảm vì 2 loại thuốc trên có thể chứa cùng hoạt chất có thể gây ngộ độc thuốc.
Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đàm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng thuốc ho kết hợp thuốc long đàm vì đàm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không khạc ra được. Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho đừng tự ý tăng liều, đừng dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà  tốt nhất là cần đi khám bệnh. 
Không dùng thuốc tan đàm vào buổi tối
Thuốc làm loãng đàm và tan đàm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm, dễ gây ứ đọng đàm trong phổi.

Theo Người lao động

Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguyên nhân và phòng tránh

Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè.

Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn.
1. Định nghĩa bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi (Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải (Community-Acquired Pneumonia); bệnh viêm phổi khu trú hay viêm phế quản-phổi (Broncho Pneumonia).
Đây là căn bệnh viêm nhiễm gây nên bởi các loại sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn, virút, nấm và là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
Hút thuốc lá gây hại cho phổi











Viêm phổi do vi-rút là dạng bệnh nan y nhất thường gặp ở người cao tuổi và trẻ em, thủ phạm chính là do virút Streptococcus pneumoniae hay còn gọi là vi-rút Pneumococcus. Các loại vi-rút gây bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi nhiều nhất ở nhóm trẻ từ 2 đến 3 tuổi, đến tuổi đi học trẻ thường bị viêm phổi do vi-rút Mycoplasma pneumoniae gây ra. 
Trong một số trường hợp, nhất là người già, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện, lí do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, hoặc cũng có trường hợp viêm nhiễm do khuẩn nhờn thuốc.
2. Dấu hiệu và triệu chứng
- Ho kèm theo đờm xanh hoặc đôi khi có máu.
- Sốt run rẩy.
- Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho.
- Thở gấp,thở nhanh và khó thở.
- Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và nếu là người già thường xuất hiện tình trạng lộn xộn, đờ đẫn.
3. Chẩn đoán và điều trị
Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đờm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào máu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn. Thử máu để kiểm tra hàm lượng oxy, thử test bằng kĩ thuật thoracic CT, sử dụng kĩ thuật quét Scan, ...
Nếu viêm phổi do khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh, còn do vi-rút thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, cũng có trường hợp rất khó phát hiện giữa vi-rút và vi khuẩn, trong trường hợp này người ta thường kê đơn kháng sinh. 
Trường hợp mắc bệnh mạn tính, có các triệu chứng nguy hiểm hoặc có hàm lượng oxy trong máu thấp thì nên vào viện điều trị dùng kháng sinh liều cao hoặc áp dụng liệu pháp oxy. 
Trong trường hợp điều trị ở nhà nên tăng cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng, nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ, sử dụng aspirin hoặc acetaminophen để giảm sốt, tuyệt đối không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ. Kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể đưa vào viện để điều trị, nhưng chỉ nên nhập viện trong các trường hợp sau:
- Có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp.
- Thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục.
- Thở nhanh và đau ngực.
- Ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có máu.
- Đau ngực nhất là khi ho.
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do.
- Sức khoẻ hệ miễm dịch suy yếu như người mắc bệnh HIV, sử dụng Steroid dài kì và những người đang trong giai đoạn sử dụng liệu pháp hoá trị liệu.
4. Cách phòng ngừa
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh tiểu đại tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.
- Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá huỷ phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.
- Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nhất là ở trẻ em và người già, người mắc bệnh tiểu đường, hen xuyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vac-xin như vac-xin viêm phổi Pneumovax và Prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống vi-rút Streptococcus pneumoniae rất tốt.
- Vac-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi vi-rút cúm influenza. Vac-xin này được tiêm hàng năm vì vi-rút liên tục phát triển.
-Vac-xin Hib có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em, đặc biệt là vi-rút Haemophilus influenzae tuýp b.
Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng máy thở để hỗ trợ thở sâu. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên tư vấn bác sĩ về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

Theo Người Cao Tuổi

Bệnh hen - “Cái chết bất ngờ” nếu không được chữa trị dứt điểm

Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Ngưng thở khi khám
Một bệnh nhân nam 53 tuổi bị hen phế quản từ năm 25 tuổi nhưng trong suốt thời gian dài, bệnh nhân này chỉ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc xịt mỗi lần lên cơn hen. Cách đây vài ngày, khi khó thở, xịt thuốc không đỡ, ông phải vào viện cấp cứu trong tình trạng gần như ngừng thở. 
Nhiều trường hợp hen phế quản phải nhập viện điều trị trong tình trạng khó thở nặng do không điều trị đúng cách, dứt điểm bệnh. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân này cho biết, thời gian gần đây, các triệu chứng khó thở, ho khạc ra đờm đặc diễn ra thường xuyên với mức độ trầm trọng hơn. Và trong lúc đang chờ bác sỹ xem kết quả xét nghiệm thì bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, khó thở dữ dội, thở rít, co kéo lồng ngực, tím môi đầu chi, nói câu ngắn, sau đó thở yếu, tím toàn thân và ngừng thở.
May mà thời điểm đó có kíp bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu kịp thời mới cứu được người bệnh. Nếu bệnh nhân đó không cấp cứu kịp thời thì chắc chắn tử vong và nếu chậm khoảng 3 phút thôi, dù tim có thể đập trở lại nhưng tế bào não thiếu oxy không thể hồi phục, có qua khỏi thì cũng chỉ sống thực vật.
Bệnh nhân 63 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội đã từng 3 lần phải đi cấp cứu vì lên cơn hen gây khó thở, nhưng khi bác sĩ khám, kê thuốc, nhiều đợt thấy bệnh ổn không có triệu chứng khò khè lại dừng thuốc. Tuổi già rồi, cứ khi nào có biểu hiện hen thì mới nhớ, mà khi đã ổn định thì quên luôn việc vẫn phải dùng thuốc dự phòng - bác chia sẻ.
Chính cách điều trị sai lầm khi chỉ dùng thuốc cắt cơn hen mà không điều trị dự phòng thường khiến cho tình trạng bệnh trở nặng hơn, tần suất lên cơn hen tăng và mức độ nghiêm trọng của cơn hen cấp tăng lên, dễ dẫn tới tử vong.
Điều trị dự phòng đúng cách bằng thuốc hen thảo dược
Lựa chọn thuốc thảo dược để điều trị dự phòng hen phế quản đang là xu hướng đem lại hiệu quả cao trong điều trị và kiểm soát bệnh hen. Thuốc hen thảo dược được bào chế dạng cao lỏng, hàm lượng dược liệu cao, có tác dụng phòng ngừa cơn hen tái phát, nhờ cơ chế tác động TẬN GỐC nguyên nhân gây bệnh theo nguyên lý của y học cổ truyền nên hiệu quả cao trong điều trị, lại an toàn, không có tác dụng phụ và không gây nhờn thuốc.
Sau thời gian uống thuốc hen thảo dược 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng.
Khi điều trị đủ đợt (8 - 10 tuần), bệnh nhân không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác.
Thuốc hen thảo dược được nhiều bác sỹ và bệnh nhân tin dùng trong điều trị tận gốc hen phế quản, ngăn ngừa bệnh hen trở lại.

Bệnh phổi mạn tính: Sử dụng đúng bình xịt định liều thuốc

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản là những bệnh phổi mạn tính.

Cả hai căn bệnh này đều cần dùng thuốc điều trị kéo dài, trong đó, việc dùng thuốc ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thường xuyên và kéo dài gần như suốt cuộc đời người bệnh.

Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản hiện nay đều được sản xuất ở dạng phun - hít (thuốc xịt, hít, khí dung). Ưu điểm chính của những dạng này là thuốc đến trực tiếp niêm mạc đường thở, do vậy có tác dụng nhanh và tối ưu, trong khi đó, nồng độ thuốc ngấm vào máu thấp do vậy ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn (người bệnh) không dùng đúng cách thì gây lãng phí thuốc mà không mang lại hiệu quả điều trị.

Cần sử dụng bình xịt định liều đúng hướng dẫn.
Cần sử dụng bình xịt định liều đúng hướng dẫn.
Trong số các dụng cụ phân phối thuốc hiện đang có mặt trên thị trường, dạng bình xịt định liều với nhiều ưu điểm vượt trội đang được thầy thuốc kê điều trị khá thường xuyên cho bệnh nhân.
Bình xịt định liều (MDI) là thiết bị cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. Bình xịt được chế tạo ở dạng hộp kim loại, chứa thuốc và chất tạo áp lực. Thuốc được chế tạo để mỗi lần xịt có một lượng thuốc nhất định phóng thích ra. 
Ưu điểm của các thuốc ở dạng bình xịt định liều: dễ mang theo người, khả năng phân phối liều thuốc chính xác, thời gian bảo quản khá lâu, ít nguy cơ nhiễm khuẩn. Thế nhưng, các thuốc ở dạng bình xịt định liều có nhược điểm là để hít được thuốc với liều tối đa cần có sự phối hợp rất chính xác giữa động tác xịt của tay và động tác hít của miệng. 
Nếu tay đã xịt mà miệng chưa kịp hít hoặc miệng hít mà tay chưa xịt thì đều gây lãng phí thuốc, mà lại không mang lại hiệu quả điều trị cần thiết.
Các bước dùng thuốc
Để dùng đúng dạng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những bước sau:
Bước 1: Lắc đều bình thuốc bằng cách giữ bình thuốc thẳng đứng, đáy ở trên, miệng hộp thuốc ở dưới, lắc nhẹ bình thuốc 4 - 5 lần. Việc lắc đều bình thuốc trước khi xịt giúp thuốc được trộn đều, hoạt động của chất tạo áp lực đẩy đạt tối đa.
Bước 2: Mở nắp bình thuốc (bước 1 và bước 2 có thể đổi thứ tự cho nhau). Phải mở nắp bình thuốc thì mới xịt thuốc ra được. Trong thực tế đã xảy ra trường hợp không mở nắp hộp thuốc, do đó việc xịt thuốc không có hiệu quả.
Bước 3: Thở ra thật hết. Người bệnh thở ra nhẹ nhàng cho đến thật hết thì nín thở để bắt đầu bước tiếp theo. Đây là động tác làm giảm tối đa lượng khí trong phổi trước khi hít thuốc. Nếu không thực hiện tốt động tác này thì sẽ không thể hít và đưa sâu thuốc vào trong phổi được.
Bước 4: Ngậm kín miệng bình thuốc và xịt. Đây là bước rất quan trọng, người bệnh sau khi đã thở ra thật hết, miệng ngậm kín bình thuốc, ngón cái hoặc ngón trỏ đặt sẵn vào đáy bình thuốc. Thực hiện đồng thời việc nhấn đáy bình thuốc và động tác hít vào chậm, đều và thật sâu ngậm kín để tránh thoát thuốc khi xịt ra xung quanh. 
Việc phối hợp tốt giữa động tác bấm xịt của tay và hít ngay thuốc là rất quan trọng. Nếu việc phối hợp không tốt dễ gây thoát thuốc ra xung quanh. Ở động tác này, người bệnh có thể ngồi trước gương và xịt thuốc, nếu khi xịt thuốc mà không thấy thuốc bay ra qua miệng hoặc mũi thì cũng đồng nghĩa với việc phối hợp giữa tay bấm xịt và miệng hít đã tương đối đúng và nhuần nhuyễn. 
Sau khi đã xịt thuốc, cần hít vào chậm, đều và sâu hết sức để đưa lượng lớn nhất của thuốc vào sâu trong đường thở.
Bước 5: Nín thở. Ngay sau hít vào chậm, đều và thật sâu, người bệnh cần nín thở, đếm nhẩm trong đầu từ 1 - 10 hoặc cho đến khi thấy tức thở. Việc nín thở giúp thuốc có thời gian lắng đọng lại lên bề mặt niêm mạc đường thở.
Bước 6: Thở ra. Người bệnh thở ra chậm và từ từ sau khi đã kết thúc bước 5.
Lặp lại quá trình trên khi cần dùng những liều thuốc tiếp theo.
Cách vệ sinh bình xịt định liều
Bình xịt định liều cần được vệ sinh đúng cách. Để vệ sinh bình xịt định liều cần làm theo các bước sau: Tháo bình thuốc ra khỏi vỏ, đồng thời tháo bỏ nắp đậy; Đổ liên tục nước nóng qua vỏ nhựa trong 30 - 60 giây. 
Không rửa hoặc nhấn chìm bình đựng thuốc; Vẩy khô vỏ nhựa hoặc để qua đêm cho khô hoàn toàn. Nếu cần dùng ngay, tiến hành vẩy khô, sau đó lắp bình thuốc và xịt bỏ 2 liều đầu tiên.
Cách xác định bình thuốc đã hết
Một số thuốc dạng bình xịt định liều có cửa sổ liều ở bên cạnh hộp thuốc, trong trường hợp này chỉ cần nhìn số ở cửa sổ này, khi về số "0" có nghĩa là không còn liều nào trong bình xịt. Trong trường hợp không có cửa sổ liều bên cạnh, cần ghi ngày bắt đầu dùng lên trên vỏ bình thuốc. 
Nếu bệnh nhân dùng đều (chẳng hạn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần xịt 2 liều) khi đó chỉ cần chia số liều mỗi hộp thuốc có (xem trên vỏ hộp thuốc hoặc hỏi bác sĩ) cho số ngày dùng là biết trong bình thuốc còn hay hết.
Trường hợp bình xịt định liều chỉ dùng trong tình huống cấp cứu: khi đó, bạn cần ghi ngày dùng lên trên vỏ hộp thuốc, ước tính số liều dùng hàng ngày, sau đó chia đều để ước tính còn thuốc hay hết thuốc. Dù chưa hết thuốc trong bình xịt thì bạn vẫn nên thay bình sau mỗi 6 tháng.
Việc sử dụng thuốc đúng cách có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó bệnh nhân nên được hướng dẫn đầy đủ và đúng cách. Ngay sau khi được nghe bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn cách dùng thuốc, người bệnh nên dùng thử ngay trước mặt nhân viên y tế để khẳng định việc đã hiểu và làm đúng cách, bên cạnh đó, người bệnh luôn mang theo các bình thuốc để dùng thử trước mặt bác sĩ ở mỗi lần tái khám.

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi - Sức khỏe và Đời sống